Tối ưu laptop để chơi game cũng giống như tối ưu laptop để thực hiện bất kỳ tác vụ nặng nào khác, đặc biệt là các ứng dụng liên quan nhiều đến đồ họa
Và có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi chính việc chọn hệ điều hành phù hợp với máy cũng là 1 yếu tố giúp tối ưu hiệu năng của laptop.
Phiên bản mới nhất của hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay Microsoft Windows là Win 10, tuy nhiên không phải chiếc laptop nào cũng có thể cài đặt và sử dụng Win 10 mượt mà, nhất là những chiếc máy thế hệ cũ, cấu hình yếu đã sản xuất từ hơn 5 năm trước.
Vậy 1 chiếc laptop thế nào được coi là yếu? Laptop yếu thì nên cài Win nào để tối ưu hiệu năng máy, thậm chí cho cả việc chơi game? Và bạn cần thực hiện các thao tác nâng cao nào để trải nghiệm chơi game mượt mà nhất?
Hãy cùng Tường Chí Lâm tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé:
>>>XEM NGAY: Danh sách Laptop Gaming giá rẻ trả góp tại Hà Nội |
1. Tối ưu Laptop để chơi Game
Việc tối ưu laptop có khá nhiều cách, nếu laptop của bạn chạy chậm, thực hiện đa nhiệm kém, mở 3,4 tab Chrome đã đơ giật các kiểu thì bạn nên tiến hành nâng cấp RAM và ổ cứng để tăng tốc độ xử lý và đa nhiệm của máy.
Một vấn đề trong việc tối ưu laptop đó là tối ưu laptop để chơi game. Làm thế nào để tối ưu laptop chơi game mà không cần phải lắp ổ cứng hay nâng cấp RAM, bởi các cách này khá tốn kém nhưng không đem lại hiệu quả là bao.
Vì vậy sau đây Tường Chí Lâm sẽ nêu ra một số cách cơ bản giúp bạn tối ưu hiệu năng cho chiếc laptop hiện tại của mình để chơi game mượt mà hơn:
- Đầu tiên là "của bền tại người", vì vậy bạn nên vệ sinh máy thường xuyên tránh để máy bám bụi bẩn ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tản nhiệt của máy.
- Thứ hai, bạn luôn chắc chắn rằng laptop của bạn được cập nhật phiên bản driver mới nhất.
- Thứ ba, ngoài phiên bản Driver mới nhất bạn cũng phải thường xuyên cập nhật DirectX. Phải luôn chắc chắn rằng DirectX ở phiên bản mới nhất.
- Thứ tư, tắt các tác vụ chạy ngầm không cần thiết khi chơi game có thể giúp tăng tốc độ xử lý của máy.
- Thứ năm sử dụng các phần mềm hỗ trợ ép xung card đồ họa, nhưng việc này không nên diễn ra trong thời gian dài dễ gây ra tình trạng hỏng hóc không cần thiết.
2. Laptop yếu nên cài win nào?
Để có thể xác định hệ điều hành Win nào phù hợp với máy tính của bạn thì đầu tiên cần phải xác định hiện nay có những phiên bản Windows đang thông dụng và ưu nhược điểm của từng phiên bản Windows là gì?
Các phiên bản windows phổ biến hiện nay: Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 8.1, Windows 10.
Ưu và nhược điểm của từng phiên bản Windows
Windows XP
Windows XP rất phổ biến vào những năm 2000 vì nó khá nhẹ, có tốc độ nhanh và hỗ trợ nhiều nền tảng phần mềm khác nhau. Phiên bản này chạy tốt trên các máy đời cũ có cấu hình thấp.
Nhưng tính bảo mật không cao nên rất dễ nhiễm virus, một khi đã nhiễm virus thì chỉ có cách cài lại hệ điều hành. Tuy nhiên nếu cài thêm phần mềm diệt virus thì máy sẽ xảy ra hiện tượng đơ giật lag, các thao tác trở nên chậm chạp. Windows XP hiện nay đã bị Microsoft khai tử và không còn bất kì hỗ trợ nào dành cho hệ điều hành này nữa.
Windows Vista
Windows Vista phiên bản nâng cấp của Windows XP, có tốc độ chậm Windows XP nhưng tương thích với nhiều tác vụ phần mềm văn phòng, trình duyệt web ổn định hơn, đặc biệt tính bảo mật hệ thống của Windows Vista cao hơn Windows XP rất nhiều.
Cũng giống như Windows XP, Windows Vista cũng bị Microsoft khai tử và không còn cho hệ điều hành này từ năm 2017
Windows 7 Laptop
Windows 7 là phiên bản windows thông dụng nhất với ưu điểm là nền tảng hỗ trợ tốt, đa dạng, người dùng có thể cài đặt hầu như tất cả các ứng dụng cho laptop của mình với độ tương thích khá cao. Windows 7 bảo mật ở mức tương đối tốt, người dùng có thể chạy Windows Defender do Microsoft tích hợp sẵn vào hệ điều hành để kiểm tra và diệt virus thường xuyên hiệu quả.
Do Windows 7 khá nặng nên khi khởi động máy tính và chạy một số phần mềm sẽ hơi chậm hơn so với hệ điều hành Windows 8, 10 ở thế hệ sau, có một số driver trên máy tính phải tự cài thủ công nên gây khó khăn cho người dùng khi cài đặt. Phiên bản Windows 7 phù hợp với người dùng có nhu cầu sử dụng cao, phù hợp với các phần mềm yêu cầu cao, game yêu cầu sự ổn định ít xảy ra lỗi trong quá trình sử dụng.
Windows 8
Windows 8 và 8.1 là những phiên bản Windows đầu tiên được tích hợp giao diện metro hoàn toàn mới và cài đặt tự động hầu hết driver quan trọng. Windows 8 và 8.1 hỗ trợ cho các laptop có màn hình cảm ứng khá tốt.
Khuyết điểm của windows 8 và 8.1 là kho ứng dụng hỗ trợ tương đối ít, giao diện Metro mới khiến người dùng rất khó làm quen và sử dụng. Phiên bản này hiện nay rất ít được cài đặt vì sử dụng Windows 10 có rất nhiều ưu điểm hơn so với Windows 8.
Windows 10
Windows 10 là sự cải tiến vượt trội so với các phiên bản Windows khác về đồ họa, giao diện thân thiện dễ sử dụng hơn, khả năng bảo mật cao hơn, đa nhiệm tốt những phiên bản Win 7, 8 . Đặc biệt trên Windows 10 được tích hợp trợ lý ảo Cortana hỗ trợ tìm kiếm nhanh hơn, chính xác hơn.
Windows 10 hỗ trợ lên đến DirectX 12 giúp tăng khả năng tương thích tốt với nhiều ứng dụng đồ họa và game giả lập, cũng như những phần mềm thiết bị ngoại vi khác. Thêm vào đó trên Windows defender được đặt sẵn làm ứng dụng quét virus mặc định với khả năng bảo mật cao, giúp laptop luôn an toàn và bảo mật tối đa.
Tuy nhiên đối với Windows 10 cũng có một số điểm hạn chế như: việc Update Windows,nhiều ứng dụng chạy ngầm gây chậm máy và hao pin tốn dung lượng RAM, nhưng bạn có thể tùy chỉnh để tắt các chức năng này thông qua cài đặt.
Và còn 1 bất tiện rất phiền toái của Win 10 đó là hiện tượng bị Full Disk 100% (ổ đĩa bị tự động hoạt động 100% công suất) trên các máy tính sử dụng ổ cứng HĐ, dẫn đến laptop thi thoảng bị treo, đơ, giật lag dù không mở nhiều ứng dụng.
Hiện tượng này thường chỉ có thể khắc phục được nếu cài Win 10 trên ổ cứng HDD có tốc độ vòng quay cao hơn là 7200rpm hoặc trên ổ cứng SSD. Đa số các dòng laptop cấu hình yếu đều chỉ được trang bị ổ cứng HDD 5400rpm nên rất dễ gặp tình trạng Full Disk này khi sử dụng Win 10
>>> XEM THÊM: Nâng cấp ổ cứng SSD 120GB để cài Win 10 giá bao nhiêu?
Vậy Laptop thế nào là yếu?
Thông thường laptop yếu sẽ được hiểu là những mẫu laptop lỗi thời, có cấu hình phần cứng thấp.
Những chiếc máy này sử dụng những con chip CPU thế hệ cũ đã không còn được sản xuất, chẳng hạn Intel Dual-Core, Intel Core i thế hệ 2, 3 và thường không được trang bị card đồ họa rời.
Biểu hiện rõ ràng nhất của laptop yếu đó là xử lý rất chậm chạm ngay cả những tác vụ cơ bản như lướt web, xem Youtube hay làm văn phòng, soạn tài liệu văn bản
Khi sử dụng chiếc laptop yếu để chơi những game nhẹ nhàng như PES 13 hay Đế chế AOE cũng cho thấy dấu hiệu "quá tải"
Laptop yếu nên cài Win nào phù hợp?
Việc lựa chọn và cài Win nào cho phù hợp với máy của bạn cũng giống như việc bạn lựa chọn mua laptop vậy. Để lựa chọn phiên bản Windows phù hợp bạn cần xác định phần cứng và những tác vụ mà bạn sử dụng.
Tuy nhiên với những chiếc laptop sử dụng chip Core intel i3 thế hệ 2,3,4 với trang bị RAM trên dưới 4GB và ổ cứng được trang bị có dung lượng thấp dưới 256GB thì nên lựa chọn và cài đặt Win 7 bởi đây là phiên bản Win thông dụng và tối ưu nhất cho các dòng máy có cấu hình thấp, sẽ giúp máy tính của bạn hoạt động mượt mà hơn.
Đối với những mẫu laptop sử dụng con chip Core i5, i7 với đầu 7 trở lên thì nên cài đặt và sử dụng Win 10 để có thể tối ưu các tác vụ một cách tốt nhất.
Tuy nhiên việc thay đổi phiên bản Windows được cài đặt trong máy chỉ là giải pháp tình thế bởi những phiên bản Windows được nhà sản xuất tích hợp sẵn trong laptop khi mua đã là những phiên bản Windows phù hợp nhất với cấu hình và tính năng của laptop rồi. Việc thay đổi phiên bản cài đặt chỉ nên tiến hành khi có được lời khuyên từ những người có chuyên môn hoặc thông tin từ nhà sản xuất.
>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Máy tính RAM 2GB chơi được game gì? Các dòng game huyền thoại của 9x đời đầu
Follow Fanpage của bọn mình để theo dõi Tin tức Giải trí, Thủ thuật Công nghệ và Cập nhật Khuyến mãi, tặng quà Give Away, Mini-game... nhé! |
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.