Tất niên là một trong những phong tục không thể thiếu của mỗi gia đinh Việt trước thời điểm chào đón năm mới. Mặc dù có ý nghĩa giống nhau nhưng ở mỗi miền phong tục ăn tất niên lại khác nhau.
Vậy tất niên là gì, ở mỗi vùng miền có gì khác biệt? Hãy cùng LaptopTCL tìm hiểu rõ trong bài viết sau nhé!
Tất niên là gì?
Tất niên hay cúng tất niên, lễ tất niên, tiệc tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.
Ngoài ra, tất niên còn có thể là một bữa tiệc, liên hoan cuối năm để chuẩn bị bước sang năm mới. Buổi tất niên này được tổ chức theo cả lịch tết tây và tết ta. Riêng với tết âm lịch thì bữa tất niên gia đình sẽ bày mâm cúng trước, sau đó mới hạ thức ăn xuống để người trong nhà quây quần và khách đến cùng ăn.
Tại sao hay tổ chức tất niên để gặp mặt cuối năm?
Vì tất niên luôn có ý nghĩa tích cực trong đời sống con người Việt Nam nên phần lớn các gia đình, công ty, xí nghiệp hay tổ chức tiệc tất niên vào buổi chiều hoặc buổi tối để cùng nhìn lại năm cũ đã qua, ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển,.. và cùng hướng đến một năm mới tốt đẹp hơn. Ngoài ra, tiệc tất niên còn là cơ hội gặp mặt bạn bè sau khi cả năm trời tập trung vào công việc.
Phong tục ăn tất niên của 3 vùng miền
Mâm cúng tất niên của 3 miền khác nhau và đều có nét riêng, nhưng vẫn có những món ăn cơ bản mang màu sắc đặc trưng của văn hóa Việt Nam.
Phong tục ở miền Bắc
Người miền Bắc thường quan niệm cúng tất niên thường phải có 4 đĩa thức ăn gồm thịt gà, giò chả, thịt lợn, xôi gốc và 4 bát gồm chân giò hầm măng, canh bóng thả, miến dong và mọc nấm thả. Ngoài các món ăn theo vùng miền trên, một số gia đình còn chuẩn bị thêm nhiều món ăn khác nhau mang đậm văn hóa ẩm thực miền Bắc như nem rán, miến nấu lòng gà, nộm,...
Phong tục ở miền Trung
Ở miền Trung mâm cúng có thể tùy theo hoàn cảnh sẽ có món mặn gồm thịt heo, thịt gà, món xào, canh,.. Ngoài ra, nếu gia đình nào kinh tế khá giả thì có thể thêm món miến Huế, đĩa dưa món, thịt đông,...Sau khi cúng tất niên xong, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau trong không khí ấm cúng để cùng nhau gói và nấu bánh chưng.
Phong tục ở miền Nam
Thông thường, một mâm tất niên ở miền Nam có thể chia thành 2 kiểu là nấu chay hoặc mặn. Nếu nấu chay bạn có thể nấu một tô canh hoặc bát miến chay và kèm theo những món ăn chay thông thường. Nếu nấu mặn sẽ bao gồm: canh măng nấu, bát canh quả khô nhồi thịt, thịt kho tàu, đĩa nem, đĩa chả giò, củ kiệu,..
Do số lượng phải chuẩn bị khá nhiều nên sẽ cần nhiều nguồn điện để nấu nướng. Dùng một lượng lớn điện trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây ra chập điện, nhảy áp, quá tải điện,..Để đảm bảo an toàn trong quá trình nấu nướng, bạn có thể dùng một số ổ điện dưới đây với các chức năng chống cháy nổ, tự ngắt khi quá tải, bền bỉ của hãng LDNIO thông qua link sản phẩm dưới đây nhé:
Sử dụng ổ cắm điện đa năng LDNIO để hạn chế tình trạng quá tải điện
Xem thêm: Ổ cắm điện đa năng thông minh LDNIO
Tổ chức tất niên ở đâu?
Tiệc tất niên có thể ở bất cứ đâu. Các gia đình thường sẽ tổ chức tại nhà để cảm nhận không khí gia đinh quây quần đầm ấm. Còn những người bạn, người quen thường sẽ tổ chức tại nhà hàng, quán ăn để không khí thêm phần náo nhiệt, vui vẻ sau cả một năm làm việc vất vả.
Tất niên là dịp để cho bạn bè, đồng nghiệp họp mặt và tổng kết những gì có trong năm qua
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.