Laptop cũ dưới 15 triệu đang là chủ phân khúc laptop được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Mọi người đều biết rằng, học tập và làm việc online đã và đang trở thành xu hướng của tất cả mọi người từ học sinh, sinh viên cho đến những người làm việc.
Vì vậy, nhu cầu sử dụng laptop cũng tăng lên rất cao. Thị trường laptop cũ trở nên rất sôi động và phân khúc laptop cũ dưới 15 triệu được rất nhiều người săn đón. Hãy cùng tìm hiểu tại sao những chiếc laptop cũ dưới 15 triệu lại hot đến thế và top 7 chiếc laptop cũ dưới 15 triệu tốt nhất nhé!
Nếu gia đình bạn dư dả về tài chính; bản thân bạn tự chủ về tài chính và sẵn sàng chi trả 30-40 triệu cho bất kỳ chiếc máy tính nào bạn muốn; hãy cứ mua laptop mới thoải mái, hãy cứ trải nghiệm những công nghệ mới nhất.
Còn nếu bạn muốn sử dụng đồng tiền một cách thông minh, Hãy Cân Nhắc chọn mua 1 chiếc Laptop Cũ
5 lý do trả lời cho câu hỏi: có nên mua Laptop Cũ không?
1. Bạn sẽ tiết kiệm Rất Nhiều Tiền cho bố mẹ: với 2 laptop cùng cấu hình hiệu năng, thì máy cũ có giá rẻ hơn tới 4-5 triệu
2. Bạn sẽ KHÔNG cảm thấy xấu hổ đâu: nhiều chiếc laptop cũ cũng có ngoại hình trông như mới, không ai biết đó là máy cũ
3. Bạn sẽ là nhà đầu tư thông minh: cùng chi phí bỏ ra thì laptop cũ có giá trị sử dụng cao hơn, tốc độ nhanh hơn, đa nhiệm mượt hơn. Dân kinh tế chắc chắn phải tận dụng điều này
4. Bạn sẽ có hàng loạt quyền lợi: các chế độ bảo hành của shop không khác gì bảo hành hãng
5. Bạn sẽ có cả một cộng đồng hỗ trợ: hưởng lợi từ kinh nghiệm sử dụng của người dùng trước
XEM THÊM: Lời khuyên Chân thành: Sinh viên nên mua Laptop Cũ hay Mới?
Câu nói “Nhất cự ly - Nhì tốc độ” thực sự rất chính xác khi các bạn chọn mua laptop cũ. Chất lượng của máy là yếu tố rất quan trọng mà các bạn quan tâm.
Lời khuyên của mình là nếu các bạn đang phân vân cùng một con máy nhưng ở hai cửa hàng thì hãy chọn cửa hàng gần hơn nhé. Hãy thử tưởng tượng nếu không may chiếc laptop của bạn đang sử dụng bỗng gặp sự cố và trục trặc.
Nếu các bạn mua ở một cửa hàng xa thì sẽ tốn thêm nhiều thời gian và công sức mang máy đi bảo hành sửa chữa. Còn với cửa hàng gần hơn bạn có thể mang ngay qua cho nhân viên cửa hàng xem xét và sửa chữa ngay trong thời gian ngắn. Không ai thích cảm giác phải chờ đợi, đi lại nhiều lần để sửa chữa chiếc laptop phải không nào, vừa mất thời gian công sức và cả công việc của bản thân nữa.
Thêm một lời khuyên nhỏ nữa là nên ưu tiên những cửa hàng có nhiều chi nhánh hơn. Có thể cơ sở cửa hàng chính hơi xa, tuy nhiên khi có lỗi xảy ra với chiếc laptop, các bạn hoàn toàn có thể mang ra các chi nhánh gần nhất để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Khi nói những thiết bị điện tử cũ kể cả laptop, yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm là lựa chọn địa điểm cửa hàng và thương hiệu bán uy tín.
Đã từng xảy ra rất nhiều những vụ việc đáng tiếc khi người mua đã chọn nhầm các cửa hàng không uy tín và mua phải laptop kém chất lượng.
Những cửa hàng uy tín là khi laptop bạn mua gặp phải trục trặc và lỗi, những cửa hàng này sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn theo đúng những gì đã cam kết khi bán hàng.
Thêm một lý do nữa để lựa chọn cửa hàng uy tín là có thời gian bảo hành dài và chính sách bảo hành, cam kết rõ ràng và đầy đủ cho khách hàng khi mua máy. Các bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều khi quyết định xuống tiền mua laptop cũ.
Một số Tips mà mình đã tổng hợp được để nhận biết một cửa hàng có uy tín hay không:
Trước hết hãy xem xét về các đánh giá, review của những người đã từng mua hàng tại cửa hàng này trên các trang web hay địa chỉ thông tin rõ ràng chi tiết trên Google.
Tiếp đó hãy tìm kiếm xem thương hiệu này có các kênh truyền thông hay không. Những cửa hàng, thương hiệu có trang web chuyên nghiệp, trang fanpage trên facebook hoạt động thường xuyên, được nhiều người biết đến, có tạo kênh youtube.
Một cửa hàng, thương hiệu laptop có càng nhiều các yếu tố trên thì mức độ uy tín càng cao.
Laptop cũ là laptop đã qua sử dụng vì vậy sẽ luôn có khả năng tiềm tàng có những hư hao trong quá trình sử dụng. Mặc dù cửa hàng khi nhập những chiếc laptop cũ đã có kiểm tra và chỉnh sửa trước khi rao bán lại cho người dùng mới.
Tuy nhiên, việc kiểm tra thật kĩ lưỡng máy trước khi mua vẫn là điều không nên bỏ qua khi mua bất kì chiếc laptop cũ nào.
Trước hết hãy kiểm tra bề ngoại hình của chiếc laptop. Kiểm tra kĩ phần vỏ ngoài của máy có bị nứt vỡ hay xước xát quá nhiều không, đặc biệt là phần bản lề máy có còn chắc chắn khi gập mở không.
Lúc này hãy mở máy lên và kiểm tra từng chức năng trên máy. Mở thử các video để có thể kiểm tra cùng lúc màn hình máy và chất lượng âm thanh của loa.
Sau đó hãy mở thử gõ văn bản để thử tất cả các phím trên bàn phím và phần touchpad nút bấm chuột trái phải có hoạt động tốt hay không.
Tiếp theo là kiểm tra webcam và mic hãy thử mở camera của máy và quay lại 1 đoạn video sau đó kiểm tra xem có lỗi với webcam và mic hay không. Tiếp đó kiểm tra nguồn laptop bằng cách tháo và cắm lại dây nguồn cho máy.
Cuối cùng là kiểm tra cấu hình của máy có đầy đủ và đúng chuẩn so với thông tin mà cửa hàng đưa ra và so với thông tin mà trên mạng có.
Hãy luôn nhớ rằng kiểm tra kĩ càng không bao giờ là thừa, mặc dù cửa hàng vẫn sẽ có trách nhiệm bảo hành cho bạn. Nhưng để tiết kiệm thời gian và công sức mang đi bảo hành hãy chắc chắn rằng laptop không có lỗi gì ngay khi mua hàng.
Rõ ràng như đã nói, chính sách bảo hành của cửa hàng sẽ là yếu tố quyết định khi các bạn chọn mua laptop cũ.
Trong trường hợp xấu nhất là cửa hàng vô tình kiểm tra không kĩ, hoặc bạn cũng sơ suất khi kiểm tra máy. Lúc này bạn sẽ phải dựa vào chính sách bảo hành của cửa hàng.
Khi mua máy, các bạn hãy đọc kĩ và tham khảo chương trình bảo hành mà cửa hàng đưa ra. Tất nhiên thời gian bảo hành càng dài thì càng có lợi cho khách hàng.
Một số cửa hàng lớn còn hỗ trợ đổi máy mới trong vòng 7-15 ngày đầu sau khi mua hàng. Với laptop cũ thời gian bảo hành từ 6 tháng tới 1 năm tùy theo giá trị sản phẩm là chấp nhận được.
Hầu hết các cửa hàng sẽ bảo hành phần cứng của laptop cho bạn. Nhưng hãy lưu ý với các điều kiện để được bảo hành. Cửa hàng sẽ không đồng ý bảo hành cho bạn nếu các bạn có gây ra hỏng hóc trong quá trình sử dụng máy như rơi vỡ hay đổ nước… Vì vậy hãy sử dụng laptop một cách cẩn thận nhé.