Có rất nhiều bạn học sinh cấp 3 hay các bạn tân sinh viên có cùng thắc mắc rằng Sinh viên Kỹ thuật phần mềm sẽ học những gì? Học xong ra trường làm những gì? Nên chọn Laptop nào để học Kỹ thuật phần mềm. Hôm nay, LaptopTCL sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này và gợi ý cho các bạn TOP 5 Laptop Cho Sinh Viên Kỹ Thuật Phần Mềm Ngon Nhất 2022 để các bạn lựa chọn.
Mỗi ngày chúng ta đều tiếp xúc với rất nhiều các phần mềm khác nhau ở khắp mọi nơi. Ví dụ như lướt Facebook, Tiktok, Youtube trên điện thoại, soạn văn bản với Word, Excel, PPT trên máy tính chẳng hạn.
Những bạn theo học chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm chính là những người đã trực tiếp lập trình ra các “phần mềm”, “chương trình” và “ứng dụng” mà chúng ta vẫn sử dụng thường ngày.
Với những bạn sinh viên này sẽ học một cách chuyên sâu để có thể xây dựng phát triển các phần mềm trên các nền tảng mobile hay web. Các bạn sẽ được học toàn bộ quy trình xây dựng một phần mềm hoàn chỉnh dựa trên các ý tưởng ban đầu, sau đó là tối ưu và kiểm thử trước khi đưa ra sử dụng trong thực tế.
Đối với mảng các thiết bị di động (Mobile) các bạn có thể chọn viết các phần mềm trên Android hoặc IOS. Với Android các bạn sẽ học ngôn ngữ lập trình Java và Objective-C hay Swift nếu các bạn chọn IOS. Hiện nay đã có 1 số công nghệ Multi-platform như React native hay Flutter cho phép bạn chỉ cần lập trình 1 lần sẽ được kết quả trên cả Android và IOS.
Đối với mảng Web, các bạn có thể chọn theo 3 hướng là Frontend, Backend hoặc Fullstack. Với mảng này chúng ta sẽ có rất nhiều loại ngôn ngữ để lựa chọn học và bổ trợ như PHP, Python, HTML, CSS, Javascript…
Chuyên ngành này cũng được rất nhiều bạn sinh viên yêu thích vì chính các bạn là người lập trình những tựa game. Ở mảng này chúng ta sẽ thiên nhiều hơn về việc học cách xây dựng 1 môi trường 3D ảo, và các hoạt động bên trong môi trường đó.
Ngoài ra, các bạn cũng sẽ học về lập trình đồ họa 3D, các chuyển động trong game engine, công cụ thực tế ảo VR và cách vận hành, sửa chữa cách lỗi xảy ra trong game.
Đối với các bạn sinh viên IT nói chung, các bạn sinh viên Kỹ thuật phần mềm nói riêng đều phải học toán rất nhiều. Và chiếc laptop để lập trình của bạn cũng phải “làm toán” siêu nhanh.
CPU chính là bộ phận xử lý các công việc tính toán trên chiếc laptop của bạn. Vì vậy một chiếc laptop cho Sinh viên kỹ thuật phần mềm đòi hỏi phải có 1 con chip đủ mạnh.
Các bạn nên lựa chọn những chiếc laptop sử dụng con chip i5 thế hệ 6,7 trở lên. Nó sẽ có xung nhịp đủ cao để đáp ứng các công việc lập trình của các bạn.
Một sự lựa chọn khác cho các bạn là những con chip đời thấp hơn như đời 4, 5. Nhưng lúc này các bạn không nên chọn chip đuôi U mà nên chọn cpu có hậu tố M hay HQ
Ram cũng là yếu tố quan trọng trên chiếc laptop để học Kỹ thuật phần mềm. Đặc điểm khi chúng ta học lập trình là phải mở rất nhiều phần mềm, cửa sổ cùng một lúc.
Lúc này chúng ta cần bộ nhớ Ram đủ cao để có thể xử lý các tác vụ đa nhiệm một cách mượt mà. Mình khuyến khích các bạn nên chọn tối thiểu là 8Gb Ram.
Để có thể sử dụng mượt mà nhất có thể, sau khi mua máy các bạn nên nâng cấp lên 16gb Ram để có thể đáp ứng việc học tập và làm việc trong thời gian dài.
Bộ nhớ là nơi lưu trữ các dữ liệu học tập của các bạn sinh viên. Chúng ta cũng không cần quá nhiều dung lượng bởi ngành kĩ thuật phần mềm cũng không lưu quá nhiều dữ liệu nặng.
Bộ nhớ 256Gb là dư dả cho công việc học tập và tài liệu. Tuy nhiên có 1 vấn đề các bạn cần lưu ý là nên chọn ổ cứng SSD chứ tuyệt đối không nên dùng ổ HDD nữa.
Ổ cứng SSD sẽ đem lại tốc độ khởi động máy, đọc file, dữ liệu và mở các phần mềm với tốc độ nhanh hơn rất nhiều lần.
Các bạn sinh viên Kỹ thuật phần mềm chắc chắn sẽ phải mở cùng lúc rất nhiều cửa sổ trên màn hình. Nên chúng ta sẽ cần một chiếc laptop có màn hình khá lớn, tối thiểu phải từ 14” trở lên để có không gian làm việc rộng rãi nhất.
Độ phân giải màn hình tốt nhất các bạn nên chọn độ phân giải Full HD, đảm bảo độ sắc nét để giúp mắt đỡ mỏi khi phải ngồi trước màn hình quá lâu.
Bàn phím cũng là yếu tố cực kì quan trọng đối với 1 coder. Một chiếc bàn phím tốt sẽ giúp các bạn thoải mái làm việc, gõ phím trong thời gian dài. Cũng giúp chúng ta có nhiều cảm hứng hơn để học tập và làm việc phải không nào.
Một số hãng có chất lượng bàn phím nổi tiếng được người dùng đánh giá cao như trên dòng lenovo thinkpad. Với layout phím to, rõ ràng, hành trình phím sâu, độ nảy tốt và đặc biệt có nhiều phím chức năng macro giúp chúng ta tối ưu công việc hơn.