Laptop Gaming có làm Đồ Họa được không?
BanLaptop.vn xin mạnh dạn trả lời là “CÓ”. Laptop gaming CÓ làm đồ họa được, thậm chí là có thể xử lý tác vụ đồ họa rất tốt và mượt mà
Có điều trong ngành thiết kế đồ họa cũng có nhiều cấp độ khác nhau, đòi hỏi những mức độ cấu hình khác nhau của laptop.
Vì vậy bài viết này sẽ phân tích chuyên sâu cho các bạn lý do tại sao Laptop Gaming có thể thiết kế đồ họa và mức độ làm đồ họa của một số Laptop Gaming
Danh sách Laptop Gaming làm Đồ họa | Giá rẻ Trả góp tại Hà Nội |
1. Đặc điểm chung của Laptop Gaming
Laptop gaming nói đơn giản là những chiếc máy tính xách tay được thiết kế chuyên để chơi những Game nặng và cực nặng, đối tượng sử dụng của những chiếc laptop gaming không ai khác là những game thủ
Về thiết kế máy gaming
Đại đa số chúng đều mang trên mình lối thiết kế mạnh mẽ, hầm hố với việc sử dụng nhiều quạt tản nhiệt, tông màu sử dụng chính trên laptop gaming là màu đỏ đen hoặc xanh đen.
Bàn phím những chiếc gaming hầu hết thường có kích thước lớn hơn so với những dòng máy văn phòng khác, bốn phím A,W,S,D thường được thiết kế nổi bật.
Ngoài ra bàn phím của máy thường được trang bị đèn nền phím giúp game thủ chiến game mọi lúc mọi nơi.
Màn hình là một trong những đặc điểm đáng lưu tâm nhất của những dòng máy gaming. Kích thước màn hình được trang bị trên các dòng laptop này đều nằm trong khoảng từ 15,6 đến 21 inch.
Về độ phân giải màn hình: hầu như tất cả các dòng máy gaming đều sở hữu độ phân giải tối thiểu là Full HD, hiếm thấy có chiếc gaming nào mà độ phân giải của màn hình nhỏ hơn mức này.
Một vấn đề trên những con máy gaming mà người mua cần quan tâm đó là khả năng tản nhiệt
Đa số máy gaming đều được trang bị 2 quạt tản nhiệt riêng biệt cho GPU và CPU, với những đoạn ống đồng tản nhiệt được thiết kế hợp lý và khoa học.
Cấu hình của Laptop Gaming
Đa số những máy gaming hiện nay đều sử dụng con chip i7 có xung nhịp lớn, bộ nhớ đệm khủng và có khả năng ép xung cực bá khi xử lý những tác vụ nặng.
Về card màn hình (GPU) đa số những laptop gaming đền sử dụng card Nvidia Geforce GTX.
Đây là con card màn hình sinh ra để dành riêng cho laptop gaming, dòng card hình có hiệu năng khủng được tích hợp nhiều nhất trên các laptop chơi game hiện tại, với xung nhịp GPU lớn, dung lượng VRAM nhiều, cung cấp khả năng xử lý đồ họa mạnh đáp ứng nhu cầu xử lý đồ họa game.
>>> XEM THÊM: Card đồ họa rời là gì? Cấu tạo và tính năng của card đồ họa rời
RAM tối thiểu cho một chiếc laptop gaming là 8GB để đáp ứng nhu cầu chạy mọi loại game nặng và chạy đa nhiệm nhiều tác vụ cùng một thời điểm.
Đối với laptop gaming thì khả năng nâng cấp sức mạnh là điều mà mọi game thủ luôn cần
Đối với những chiếc laptop gaming trừ CPU khá khó để nâng cấp ra thì những phần còn lại như màn hình, GPU, RAM, ổ cứng đều có thể nâng cấp để gia tăng sức mạnh và tối ưu cấu hình cho máy, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho game thủ.
2. Laptop làm Đồ Họa cần đáp ứng yêu cầu gì?
Tất nhiên các Designer/Editor sẽ đều muốn chiếc laptop của mình phải chạy mượt mà các phần mềm làm đồ họa. Và các phần mềm này phục vụ 3 mục đích thiết kế chính là: đồ họa 2D, đồ họa 3D và render video.
Chúng ta cùng xem xét yêu cầu cấu hình của từng phần mềm cụ thể dưới đây:
Thiết kế đồ họa 2D
Vẽ dựng các ẩn phẩm hình ảnh pixel và vector, phục vụ cho quảng cáo, banner, poster cho website, fanpage hay in ấn bằng các phần mềm Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe InDesign...
Cấu hình đề nghị đối với Adobe Photoshop CC 2020
Minimum requirement
Processor | Intel® or AMD processor with 64-bit support*; 2 GHz or faster processor |
Operating system |
Microsoft Windows 7* with Service Pack 1 (64-bit)**, |
RAM | 2 GB or more of RAM (8 GB recommended) |
Graphics card | nVidia GeForce GTX 1050 or equivalent; nVidia GeForce GTX 1660 or Quadro T1000 is recommended |
Hard disk space | 3.1 GB or more of available hard-disk space for 64-bit installation; additional free space required during installation |
Monitor resolution | 1280 x 800 display at 100% UI scaling with 16-bit color and 512 MB or more of dedicated VRAM; 2 GB is recommended |
OpenGL | OpenGL 2.0-capable system |
Yêu cầu cấu hình đối với Adobe illustrator
Minimum requirement
Processor |
Multicore Intel processor (with 64-bit support) or AMD Athlon 64 processor |
Operating system |
Microsoft Windows 7 (64-bit) with Service Pack 1 or Windows 10* (64-bit) |
RAM |
8 GB of RAM (16 GB recommended) |
Hard disk |
2 GB of available hard-disk space for installation; additional free space required during installation; SSD recommended |
Monitor resolution |
1024 x 768 display (1920 x 1080 recommended) |
GPU |
Your Windows should have a minimum of 1GB of VRAM (4 GB recommended), and your computer must support OpenGL version 4.0 or greater." |
Cấu hình đề nghị đối với Adobe Indesign CC 2020
Minimum requirement
Processor |
Intel® Pentium® 4 or AMD Athlon® 64 processor |
Operating system |
Microsoft Windows 7 (64-bit) with Service Pack 1 or Windows 10* (64-bit) |
RAM |
4 GB of RAM (16 GB recommended) |
Hard disk space |
3.6 GB of available hard-disk space for installation; additional free space required during installation; SSD recommended |
Monitor resolution |
1024 x 768 display (1920 X 1080 recommended), HiDPI display support |
Video card |
32-bit video card |
Thiết kế kỹ thuật 3D
Vẽ dựng các hình khối phức tạp trong ngành kiến trúc, kỹ thuật, xây dựng, sản xuất, truyền thông và giải trí, bằng Autocad, sketchup, revit…
Yêu cầu cấu hình đối với Autocad 2021
System requirements for AutoCAD 2021 including Specialized Toolsets (Windows)
Operating System |
64-bit OS that follows Autodesk's Product Support Lifecycle policy. |
Processor |
Basic: 2.5–2.9 GHz processorRecommended: 3+ GHz processor. Multiple processors: Supported by the application |
Memory |
Basic: 8 GB. Recommended: 16 GB |
Display Resolution |
Conventional Displays:1920 x 1080 with True ColorHigh Resolution & 4K. Displays: Resolutions up to 3840 x 2160 supported on Windows 10, 64-bit systems (with capable display card) |
Display Card |
Basic: 1 GB GPU with 29 GB/s Bandwidth and DirectX 11 compliantRecommended: 4 GB GPU with 106 GB/s Bandwidth and DirectX 11 compliant |
Disk Space |
7.0 GB |
Pointing Device |
MS-Mouse compliant |
.NET Framework |
.NET Framework version 4.8 or later |
Yêu cầu cấu hình đối với Sketchup
Minimum Specifications Recommended Specifications
- 2.1+ GHz Intel processor 2.8+ GHz Intel processor
- 4GB RAM 8GB+ RAM
- 700MB of available hard-disk space At least 1GB of available hard-disk space
- Intel HD integrated graphics card with at least 512MB video memory Discrete Graphics card such as AMD Radeon R9 M37X 2048 MB
Yêu cầu cấu hình đối với Revit.
Revit 2019Minimum: Entry-Level Configuration
Operating System: |
Microsoft® Windows® 7 SP1 64-bit:Enterprise, Ultimate, Professional, or Home PremiumMicrosoft Windows 8.1 64-bit:Enterprise, Pro, or Windows 8.1Microsoft Windows 10 Anniversary Update 64-bit (version 1607 or higher):Enterprise, or Pro |
CPU Type: |
Single- or Multi-Core Intel® Pentium®, Xeon®, or i-Series processor or AMD® equivalent with SSE2 technology. Highest affordable CPU speed rating recommended. Autodesk Revit software products will use multiple cores for many tasks, using up to 16 cores for near-photorealistic rendering operations. |
Memory: |
4 GB RAMUsually sufficient for a typical editing session for a single model up to approximately 100 MB on disk. |
Video Display Resolutions: |
Minimum:1280 x 1024 with true colorMaximum:Ultra-High (4k) Definition Monitor |
Video Adapter: |
Basic Graphics:Display adapter capable of 24-bit colorAdvanced Graphics:DirectX® 11 capable graphics card with Shader Model 3 |
Disk Space: |
35 GB free disk space |
Media: |
Download or installation from DVD9 or USB key |
Pointing Device: |
MS-Mouse or 3Dconnexion® compliant device |
Browser: |
Microsoft® Internet Explorer® 7.0 (or later) |
Render video
Edit, cắt ghép chỉnh sửa, chèn hiệu ứng và render video clip với: Adobe Premiere, After Effects…
Yêu cầu đối với Adobe Premiere
Cấu hình tối thiểu:
- Hệ điều hành: Windows 10 64-bit
- CPU Intel thế hệ thứ 6 hoặc CPU AMD tương đương
- RAM: 8 GB
- Card đồ họa rời: 2GB VRAM
- Dung lượng trống: 8 GB
- Độ phân giải màn hình: 1280 x 800
Cấu hình đề nghị:
- Hệ điều hành: Windows 10 64-bit
- CPU Intel thế hệ thứ 6 hoặc CPU AMD tương đương
- RAM: 16 GB cho video HD và 32 GB cho các video 4K
- Card đồ họa rời: 4GB VRAM
- Dung lượng trống: 12 GB SSD
- Độ phân giải màn hình: 1920 x 1080
Yêu cầu đối với After Effects
Minimum specifications
Processor |
Multicore Intel processor with 64-bit support |
Operating system |
Microsoft Windows 10 (64 bit) versions 1803 and later |
RAM |
16 GB minimum (32 GB recommended) |
GPU |
2GB of GPU VRAM.Adobe strongly recommends updating to NVIDIA driver 430.86 or later when using After Effects. Drivers prior to this have a known issue which can lead to a crash. |
Hard disk space |
5GB of available hard-disk space; additional free space required during installation (cannot install on removable flash storage devices)Additional disk space for disk cache (10GB recommended) |
Monitor resolution |
1280x1080 or greater display resolution |
>>>Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Laptop Gaming hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu cấu hình đồ họa kể trên. Đến đây thì câu hỏi Laptop gaming có làm được đồ họa hay không đã được giải đáp.
Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích và so sánh các khác biệt giữa Laptop chuyên gaming và laptop chuyên đồ họa.
3. So sánh Laptop chuyên Gaming và Laptop chuyên Đồ Họa
Khác biệt cốt lõi nhất giữa 2 dòng máy này nằm ở Card màn hình rời hay thường được gọi (sai) bằng cái tên VGA.
>>> XEM THÊM: 99% người dùng đang gọi sai tên Card Đồ Họa Rời
Card màn hình chuyên Gaming
Có 2 ông lớn trong thị trường sản xuất VGA Laptop nói chung, các loại card gaming nói riêng đó là: NVIDIA và AMD
Với các card gaming nổi tiếng như: NVIDIA GeForce RTX, GTX; AMD Radeon
Đặc điểm chung của những chiếc card gaming này là thường dùng hệ thống tả nhiệt khí với cơ chế 2 quạt song song, dung lượng VRAM tương đối lớn, thấp nhất là 2GB, khả năng thay thế, nâng cấp dễ dàng.
Card màn hình chuyên đồ họa
Khi nói đến các hãng sản xuất card render đồ họa thì không thể không nhắc đến ông lớn sản xuất chip và card đồ họa là NVIDIA với dòng Quadro.
Đặc điểm chung của những dòng card chuyên dùng làm đồ họa là khả năng phân chia bộ nhớ đệm, xử lý hình ảnh và tối ưu các thao tác render hiệu ứng.
Đi kèm theo các dòng card là những phần mềm hỗ trợ xử lý của các nhà phát triển.
10 khác biệt giữa Card chuyên đồ họa và Card rời gaming
1. Tính năng khử răng cưa cho điểm và đường thẳng.
Card chuyên đồ họa hỗ trợ tính năng khử răng cưa ngay từ phần cứng, trong khi card màn hình chơi game thì không hỗ trợ tính năng này.
Do được xử lý ngay trong phần cứng, nên khi so sánh với card gaming thông thường, tính năng này giúp đẩy nhanh quá trình hiển thị các khung trong màn hình thao tác của các phần mềm thiết kế kỹ thuật và mỹ thuật.
2. Thuật toán logic.
GPU của card chuyên đồ họa hỗ trợ các thuật toán logic của openGL ngay từ phần cứng.
Các thuật toán logic này giúp cho việc tính toán để quyết định vật nào không bị che lấp và sẽ hiển thị và vật nào bị che khuất và không hiển thị, tạo đường đứt nét thể hiện vật thể khuất, làm sáng lên các vật thể được chọn bằng con trỏ chuột v.v…
Việc phần cứng hỗ trợ sẵn thuật toán logic open GL tạo ra ưu thế của VGA Quadro so với card rời gaming trong các ứng dựng sử dụng engine của openGL.
3. Clip region
Khi bạn chơi game, thông thường game đó sẽ chiếm toàn bộ vùng hiển thị màn hình ở chế độ full screen.
Tuy nhiên khi làm việc, thông thường bạn phải làm việc với nhiều cửa sổ chương trình, nhiều hộp thoại, các cửa sổ bung ra. Vì vậy lượng dữ liệu ghi vào frame buffer (bộ nhớ đệm khung hình) sẽ bị quá tải và ảnh hưởng đến hiệu năng.
Đối với những card màn hình được thiết kế dành riêng cho công việc đồ họa thì tính năng Clip region sẽ được lựa chọn để tối ưu
Điều này khác với cơ chế quản lý khung hình trên card chơi game. Đối với card đồ họa gaming chỉ cần quản lý một phần mềm đó là game đang chơi, vậy nên nó chỉ hỗ trợ một clip region, trong khi card đồ họa có thể lên đến 8 clip region.
4. Clip plane
Card Quadro hỗ trợ tăng tốc từ phần cứng khi sử dụng tính năng clip plane.
Tính năng này được hiểu đơn giản nó là một thao tác cho phép người dùng cắt một mặt của vật thể ra và nhìn vào bên trong cơ cấu của nó. Đây là một tính năng được sử dụng rất nhiều trong các chương trình CAD chuyên nghiệp
Khi sử dụng card Quadro bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phần cứng giúp tăng tốc đáng kể đối các tính năng cụ thể này.
5. Quản lý và tối ưu hóa bộ nhớ RAM.
Card Quadro cho phép quản lý RAM và chia sẻ không gian RAM giữa phần mềm làm việc đang chạy và các ứng dụng khác một cách hiệu quả hơn.
Điều này khác biệt so với card gaming thường chỉ phải quản lý một phần mềm duy nhất, chính là game đang chơi ở chế độ full màn hình nên không cần phải tối ưu việc chia sẻ tài nguyên RAM và VRAM.
Chẳng hạn trong trường hợp nhu cầu sử dụng bộ nhớ ở mức bình thường.
Cấu trúc của GPU workstation NVIDIA sẽ sử dụng một loại bộ nhớ chia sẻ chung có tốc độ cao chuyên dụng gọi là Unified Memory Architecture (UMA).
UMA là một tổ hợp chứa rất nhiều loại bộ nhớ đệm đồ họa như bộ nhớ đệm khung hình, bộ nhớ đệm vân và dữ liệu. So sánh với các GPU khác chúng sử dụng các bộ nhớ riêng rẽ cho các bộ đệm khung hình
Trong một số tình huống khi phần mềm yêu cầu nhiều bộ nhớ hơn, chẳng hạn như tình huống hiển thị, thực hiện các thao tác với hình ảnh 3D.
Khi ứng dụng phải tạo ra dữ liệu hình ảnh ở hai góc nhìn khác nhau (quad – buffered stereo) thì bộ nhớ tăng gấp đôi cho mỗi bộ đệm, có nghĩa là ở các GPU khác phần thừa cho bộ nhớ của mỗi bộ đệm cũng tăng lên gấp đôi,
Nhờ sử dụng UMA nên card quadro giúp hạn chế việc lãng phí này không bị nhân đôi lên.
Một tính năng khác cũng làm tăng đáng kể yêu cầu bộ nhớ đó là khử răng cưa ở chế độ toàn màn hình. Tính năng này hay được dùng ở các phần mềm mô phỏng hình ảnh (mô phỏng dòng chảy, động đất, bão, v.v..).
6. Chiếu sáng hai chiều.
GPU Quadro hỗ trợ chiếu sáng 2 chiều. Vì vậy các vật thể 3D trong môi trường máy được đặc tả bởi một loạt các tam giác trên bề mặt và các vector pháp tuyến của các tam giác đó, gắn vào một hệ tọa độ không gian và chiếu lên một mặt phẳng hiển thị 2D rồi đưa lên màn hình.
Màu sắc của một điểm hiển thị trên màn hình bị chi phối bởi các phép toán mô phỏng ánh sáng trong môi trường thực. Các phép toán về ánh sáng này sử dụng 3 thành phần là Ambient, Diffuse và Specular để mô phỏng vật thể trông như thế nào trong môi trường thực tế.
Để tối đa hóa độ chân thực, sự hài hòa giữa ba yếu tố trên sẽ được cân chỉnh. OpenGL sẽ phân phối 20% cho ambient, 100% cho cả Diffuse và specular trong chế độ mặc định
Nhưng không may là 1 số vấn đề về hiển thị trực quan có thể xảy ra nếu dựa trên tỉ lệ này và giả định trong các phép tính chiếu sáng.
7. Khả năng xử lý sự chồng lấp các layer đồ họa (overlay plane).
Giao diện người dùng của đa phần các phần mềm yêu cầu tính năng này vẽ liên tục bên trên các mô hình 3D hoặc khung cảnh
Ví dụ rõ ràng nhất là con trỏ chuột, nó phải được render ở layer bên trên các vật thể 3D và cửa sổ phần mềm. Nhờ có phần cứng hỗ trợ riêng con trỏ chuột có thể di chuyển và tương tác với vật thể và hoạt động độc lập với các thành phần khác trên màn hình.
Tuy nhiên đổi lại là kích thước của con trỏ bị giới hạn ở mức 32×32 pixel. Nếu kích cỡ lớn hơn nó sẽ gây sụt giảm hiệu năng.
Khi các menu trình đơn xổ ra ngay bên trên cửa sổ OpenGL, chúng có thể làm cho các nội dung bị che đi bị hỏng và ảnh hưởng đến hiệu năng 1 cách rõ rệt.
Đó là bởi vì nội dung các trình đơn xổ ra này tạm thời bị ghi đè lên vào vùng mà nó che đi.
8. Hỗ trợ Quad-Buffered Stereo.
Card quadro hỗ trợ quad-buffered stereo trong khi các card rời gaming không hỗ trợ. Một số phần mềm hỗ trợ tạo ảnh nổi để người dùng nhìn thấy thông qua loại kính đặc biệt (màn trập).
Việc tạo ảnh nổi này yêu cầu phải tạo ra hình ảnh của vật thể từ 2 góc nhìn khác nhau. Một trong những cách hay được sử dụng để tạo ảnh nổi là thông qua tính năng quad-buffered stereo OpenGL.
Nó tạo bộ đệm cho các góc phía trước-bên phải, phía trước-bên trái, phía sau-bên phải, phía sau-bên trái. Phần mềm kiểm tra xem thiết bị phần cứng có hỗ trợ quad-buffered stereo hay không đồng thời chọn bộ đệm thích hợp trước khi tạo hình ảnh nổi.
9. Tối ưu hóa với bộ xử lý Intel
Quadro tối ưu hóa để hỗ trợ tập lệnh SSE và kiến trúc Netburst của vi xử lý Intel
Các bộ xử lý intel đời mới hỗ trợ tập lệnh SSE giúp các nhà phát triển ứng dụng tăng tính linh hoạt và tăng khả năng để tối ưu hiệu năng của phần mềm. Điều này đặc biệt rất hữu dụng cho các ứng dụng đồ họa 3D cần truy xuất song song và liên tục bộ nhớ.
Driver của NVIDIA tối ưu hóa để CPU tham gia thực thi một phần nhỏ trong quá trình truyền dữ liệu cho danh sách hiển thị và sắp xếp các đỉnh.
Vậy nên, bất kỳ cải thiện nào trong cấu trúc CPU cũng có một chút ảnh hưởng đến hiệu năng chung.
10. Kiến trúc UDA (Driver thống nhất)
Kiến trúc driver thống nhất cho phép một driver của NVIDIA sử dụng được với một dải rộng các thiết bị phần cứng của NVIDIA.
Điều này có nghĩa là về mặt kiến trúc thì không có nhiều khác biệt giữa Quadro và Geforce. Do vậy có thể dùng các loại card này thay thế cho nhau nhưng phải thiết lập lại driver để hoạt động và hiệu năng thì chắc chắn không bằng card chuyên dụng.
>>> XEM THÊM: So sánh chi tiết NVIDIA Quadro K1000M và K2000M
>>> XEM NGAY: Laptop chuyên Đồ họa card rời Quadro
4. Đánh giá khả năng làm Đồ Họa của 1 số Laptop Gaming tiêu biểu
Dell Inspiron N7567
Dell Inspiron 7567 sử dụng con chip Core i7 7700HQ, RAM 8GB kết hợp với card rời Geforce GTX 1050Ti mang đến cho Dell 7567 một hiệu khả năng cực kì khủng bố.
Dell Inspiron 7567 có khả năng cân tất các game từ nặng tới nhẹ, các phần mềm thiết kế đồ họa từ phức tạp đến đơn giản.
Dell Gaming G3 3579
- CPU: Intel Core i7-8750H
- RAM: 8GB
- Ổ cứng: SSD 128GB + HDD 500GB
- Màn hình: 15 inch Full HD
- VGA: Nvidia GTX 1050
Có thể nói, Dell Gaming G3 3579 là chiếc Laptop Gaming làm được đồ họa do có cấu hình .
Laptop Gaming Dell Inspiron 7559
Là mẫu laptop gaming phổ thông khi sử dụng con card đồ họa quốc dân Nvidia Geforce 960M cho khả năng xử lý game ở mức ổn và khả năng xử lý đồ họa 2D ở mức vừa phải, khả năng xử lý 3D và render video, hiệu ứng ở mức cơ bản.
KẾT LUẬN
Laptop Gaming có thể làm được Đồ Họa 2D rất tốt với Photoshop, Illustrator... khi làm banner, poster. Do card rời của dòng gaming có điểm mạnh là render rất nhanh
Tuy nhiên, tốc độ thường không đi kèm với sự chính xác, vì vậy Laptop Gaming không quá tối ưu cho thiết kế Đồ Họa kỹ thuật 3D với Revit, Sketchup,...
Danh sách Laptop Gaming làm Đồ họa | Giá rẻ Trả góp tại Hà Nội |
Hy vọng bài viết của BanLaptop.vn đã giải đáp cho các bạn thắc mắc về việc Laptop gaming có làm đồ họa được không và giúp bạn cũng đã nắm được mức độ làm đồ họa của một số laptop gaming tiêu biểu.
Như vậy nếu bạn đang cân nhắc mua 1 chiếc laptop để chiến game đồng thời cũng để bắt tay vào học và làm quen với thiết kế đồ họa ở mức nhập môn cơ bản thì hãy chọn cho mình chiếc Laptop Gaming ưng ý nhất tại đây nha! ^^
Mua Laptop Gaming Làm Đồ Họa có Trả Góp tại Hà Nội
|
Vì sao nên mua Laptop Gaming Làm Đồ Họa tại BanLaptop.vn
Bảo hành dài hạn + Hậu mãi tuyệt vời
- Đổi mới trong 15 ngày
- Bảo hành phần cứng 1 năm
- Bảo dưỡng vệ sinh miễn phí 2 năm
- Hỗ trợ kỹ thuật trọn đời
- Freeship trong nội thành Hà Nội
- Trả góp chỉ từ 1 Triệu đồng
Ưu Đãi ngập tràn + Muôn vàn Quà tặng
- Giảm tới 1 Triệu cho khách hàng đầu tiên trong ngày (đăng ký ngay)
- Giảm 500k cho Học Sinh, Sinh Viên (chi tiết)
- Giảm 500k trọn đời khi mua Online (chi tiết)
- Voucher Tri Ân: giảm giá 10% và hoàn tiền 500.000đ
Quà Tặng:
- Balo cá tính
- Túi chống sốc thời trang
- Chuột không dây tiện lợi
- Pad chuột Razer cool ngầu
- Bộ vệ sinh máy tính
Chất lượng hàng đầu
Tất cả Laptop đều được kiểm định chất lượng chặt chẽ qua nhiều bước bởi đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm
Uy tín đã được khẳng định
Chúng mình là đầu mối phân phối Laptop và Linh kiện Laptop cho các cửa hàng máy tính khác trên toàn quốc.
(Lưu ý: Một số Ưu Đãi trên đây có điều kiện áp dụng. Vui lòng liên hệ Fanpage BanLaptop.vn để biết thêm chi tiết)
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.