Trước đây ổ cứng HDD gần như là lựa chọn duy nhất đối với người dùng máy tính. Nhưng hiện nay khi công nghệ ngày càng phát triển, lưu trữ chip nhớ ra đời kèm theo sự xuất hiện của loại ổ cứng mới SSD. Giữa hai loại ổ cứng này, loại nào tốt hơn?
1. So sánh ổ cứng SSD và HDD
Đều là ổ cứng sử dụng cho máy tính nhưng SSD và HDD mỗi loại một vẻ. HDD là ổ cứng truyền thống sử dụng đầu đọc ghi và đĩa từ để xử lý dữ liệu còn SSD lại sử dụng chip nhớ. Không những khác nhau về cấu tạo mà chúng còn mang những ưu nhược điểm riêng biệt.
Tiêu chí đánh giá | Ổ cứng SSD | Ổ cứng HDD |
Dung lượng | SSD dành cho máy tính xách tay có dung lượng tối đa là 1TB và con số này là 4TB đối với máy tính để bàn | Thông thường từ 500GB đến 2TB đối với laptop, đối với máy tính để bàn có thể lên đến 10TB |
Tốc độ xử lý dữ liệu | Dao động từ 200MB/s đến 550 MB/s | Nằm trong khoảng 50MB/s và 120MB/s |
Tỷ lệ mắc lỗi | Thời gian trung bình giữa 2 lần sự cố xảy ra là 2 triệu giờ | Thời gian trung bình giữa 2 sự cố là 1.5 triệu giờ |
Tốc độ mở tệp | Nhanh hơn HDD 30% | Chậm hơn SSD |
Độ rung/ Tiếng ồn | Không có độ rung hay phát ra tiếng ồn trong quá trình làm việc | Vì hoạt động theo cơ chế vật lý, đĩa từ quay để đọc ghi thông tin sẽ phát ra tiếng động và độ rung nhất định mặc dù nó khá nhỏ. |
Năng lượng | Tiêu thụ ít điện năng và ít sinh ra nhiệt vì không có bộ phận chuyển động | Tiêu thụ nhiều điện năng, không sản sinh ra nhiều nhiệt nhưng so với SSD thì có phần hơn |
Độ ảnh hưởng của từ tính | Không bị ảnh hưởng | Có đĩa từ trong thành phần cấu tạo nên dùng nam châm có thể xóa dữ liệu |
Khởi động hệ điều hành | Thời gian trung bình trong khoảng 10 - 13s | Thời gian trung bình từ 30s đến 40s |
Giá thành | Ít bị ảnh hưởng | Dữ liệu có thể bị ảnh hưởng khi máy tính bị va đập rung lắc |
Sự phân mảnh dữ liệu | Có cấu trúc chip nhớ rời nên dữ liệu không bị phân mảnh khi lưu trữ | Vì thông tin được lưu khi đĩa tròn quay nên với lượng dữ liệu nhỏ lẻ sẽ mất thời gian và dễ bị phân mảnh |
Tác động bên ngoài | Ít bị ảnh hưởng | Dữ liệu có thể bị ảnh hưởng khi máy tính bị va đập rung lắc |
2. Ổ cứng SSD và HDD loại nào tốt hơn?
Mỗi loại ổ cứng đều mang trong mình những thế mạnh riêng. Nếu ổ cứng SSD nổi bật với hiệu năng và tốc độ xử lý thì ổ cứng HDD lại có lợi thế về dung lượng và giá cả. Vì vậy rất khó để khẳng định là loại nào tốt hơn loại nào, mà chúng ta nên xét đến tính phù hợp của chúng trong từng trường hợp.
Nếu bạn sử dụng máy tính chỉ để lưu trữ những dữ liệu cơ bản như tài liệu, file âm thanh, phim, game,... thì nên lựa chọn sử dụng ổ cứng HDD vì nó vừa đảm bảo cho nhu cầu của bạn, vừa hợp lý về tài chính. Bên cạnh đó, nếu bạn thường phải xử lý và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ thì cũng nên lựa chọn ổ cứng HDD vì lợi thế dung lượng khủng của nó.
Còn trong trường hợp bạn phải sử dụng máy tính và di chuyển thường xuyên, để đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu tránh khỏi những va chạm bên ngoài thì SSD là lựa chọn đúng đắn hơn. Người dùng là kỹ sư, đồ họa cũng tin dùng SSD vì tốc độ xử lý dữ liệu cao.
Trên thực tế, hiện nay các loại laptop thường được sản xuất có kết hợp đồng thời cả hai loại ổ cứng này để tận dụng triệt để các ưu điểm của chúng. Máy tính sử dụng cả SSD và HDD sẽ vừa đảm bảo hiệu năng, tốc độ xử lý lẫn không gian lưu trữ và giúp giảm đáng kể được giá thành sản phẩm. Các phần mềm, ứng dụng hay file hệ thống nên lưu trên SSD để tăng tốc độ load, còn với những file khác bạn có thể để ở ổ HDD cho tiết kiệm.
Với những thông tin hữu ích trong bài viết này, hy vọng bạn sẽ có lựa chọn sử dụng ổ cứng một cách thông minh để nâng cao hiệu năng trong công việc.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.