Ngành IT nói chung và đồ họa nói riêng là những ngành đòi hỏi máy tính phải có cấu hình mạnh mẽ, card đồ họa rời cùng độ phân giải màn hình cao giúp giải quyết công việc một cách chính xác nhất. Vậy nên lựa chọn laptop thế nào mới phù hợp?
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn một số mẹo nhỏ cũng như là các thông số cần thiết của một chiếc laptop dành cho sinh viên học ngành đồ họa.
1. Cấu hình thế nào là ổn?
Sinh viên chuyên ngành đồ họa thường phải sử dụng rất nhiều các phần mềm chuyên dụng như: Ai, PS5, PS6,... các phần mềm thiết kế, chính vì thế mà điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi chọn lựa laptop đó chính là “ cấu hình máy”. Bạn nên chọn những mẫu laptop có CPU từ core i5 trở lên, nếu có điều kiện thì tốt nhất là Core i7.
Thật ra thì các dòng laptop có CPU Pentiumm, Core i3 vẫn có thể cài đặt được các phần mềm đồ họa này, tuy nhiên sau khi làm việc sâu hơn với file dung lượng lớn hoặc phải mở nhiều phần mềm cùng một lúc thì chiếc laptop của bạn sẽ rơi vào tình trạng treo máy, giật hoặc lag khiến cho công việc bị trì trệ, gây ức chế cho người dùng.
2. Ram là bao nhiêu?
Rất nhiều người nghĩ rằng RAM không quan trọng thì đó thực sự là sai lầm. Đối với các chuyên ngành đồ họa thì RAM chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Nói một cách dễ hiểu ví dụ: Khi bạn muốn cài ứng dụng video Adobe Premiere thì bắt buộc RAM laptop của bạn phải là 4GB ( Windows 64 bit).
Do đó, để đáp ứng được các yêu cầu cài đặt của phần mềm chuyên ngành thì bạn nên lựa chọn các máy tính có RAM tối thiểu là 4GB, tốt nhất nên là 8GB thì mới có thể xử lý công việc được tốt.
3. Màn hình laptop
Các bạn nên ưu tiên lựa chọn màn hình càng lớn càng tốt, từ 15 inch trở lên trừ một số dòng MacBook thì hãy đầu tư thêm một màn hình rời cỡ lớn hơn để thuận tiện hơn khi làm việc.
Độ phân giải màn hình nên FullHD ( 1920 x 1080) trở lên để được chất lượng hình ảnh tốt nhất khi zoom lớn, kèm theo đó bạn hãy ưu tiên màn hình có độ bao phủ màu sRGB, P3, DeltaE rộng nhằm thể hiện màu sắc chuẩn xác hơn.
4. Card đồ họa có quan trọng hay không?
Đối với sinh viên chuyên ngành đồ họa thì phải nói rằng card đồ họa là thứ cực kỳ quan trọng.
Với laptop hệ điều hành Windows, thì bạn cần trang bị cho máy card rời từ NVIDIA GeForce 940MX hoặc NVIDIA GeForce GTX 950M trở lên là tốt nhất. Còn tùy thuộc vào chương trình học của bạn nữa, nếu bạn làm về thiết kế 3D, thiết kế mô hình nhiều thì nên chọn các loại card rời cao hơn như là GTX 1050…
Với dòng Mac OS thì lại là một câu chuyện khác, thường thì người làm đồ họa thường chọn dòng Macbook nhiều, máy có sẵn card tích hợp Intel Iris Plus Graphics 640 hoặc card rời AMD Pro… trở lên là sử dụng được rồi. Bên cạnh đó, còn một số những ưu điểm mà dòng máy này mang lại là: màu sắc màn hình khi làm thiết kế rất chuẩn, các phần mềm đồ họa có nhiều trên hệ điều hành Mac OS, máy được thiết kế sang trọng - mỏng nhẹ rất tiện mang máy theo bên người để phục vụ công việc.
5. Loại ổ cứng lưu trữ
Như chúng ta đã biết, dung lượng của các file thiết kế khá lớn, chính vì thế việc chọn lựa các loại ổ cứng phù hợp cũng hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, sẽ có một vài những vấn đề mà bạn gặp lại khi lựa giữa 2 loại ổ cứng là SSD và HDD.
Để chọn loại và dung lượng của ổ cứng lưu trữ thì có 3 gợi ý như sau:
- Chọn loại máy tính chỉ có ổ cứng HDD vẫn dùng tốt, bạn hãy tìm loại máy nào có sẵn ổ cứng trên 500GB ( tùy vào nhu cầu sử dụng của bản thân).
- Chọn loại máy tính có sẵn ổ SSD ( 128Gb hoặc 256GB), sau đó bạn có thể mua thêm ổ cứng di động tầm cỡ 1TB, 2TB… để sử dụng thêm.
- Chọn các máy tính có tích hợp cả 2 dạng ổ cứng, vừa SSD và vừa có cả HDD.
Các dòng laptop dành cho sinh viên học đồ họa thường được trang bị thêm những tính năng đặc biệt, chính vì vậy mà giá thành cũng cao hơn so với các dòng máy tính cho sinh viên - văn phòng khác. Tuy nhiên, để lựa chọn một chiếc laptop để phục vụ cho công việc học tập được tốt hơn thì vấn đề chênh lệch giá thành một cũng không phải là vấn đề quá lớn lao.
Một gợi ý nữa cho bạn đó là các dòng laptop gaming cũng là một trong những lựa chọn lý tưởng cho dân thiết kế đồ họa.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.