Ổ cứng của bạn bị ẩn đi? Bạn không thể tìm thấy ổ C, ổ D hay các tệp tin từ ổ cứng trong máy tính của mình? Đó là dấu hiệu cho thấy ổ cứng bị Unallocated (không phân vùng).
Đừng quá lo lắng! Đây là tình trạng tương đối phổ biến, rất nhiều người gặp phải. Bạn chỉ cần làm theo một trong những cách dưới đây là sẽ tìm lại được dữ liệu trong ổ cứng.
Ổ cứng bị ẩn là bị gì?
Ổ cứng bị ẩn có nghĩa là ổ cứng bị Unallocated. Điều này đồng nghĩa với việc ổ cứng không phân vùng, chưa được phân vùng. Thông thường, ổ cứng sẽ được chia làm các vùng lưu trữ theo nhu cầu của người sử dụng.
Ví dụ ổ cứng máy tính của mình sẽ chia làm 2 vùng là ổ C và D. Ổ C dùng để lưu trữ các phần mềm, thuật toán của hệ điều hành. Còn ổ D sẽ dùng để lưu trữ dữ liệu trong quá trình sử dụng như tài liệu học tập, phim, ảnh...
Nếu ổ cứng bị Unallocated hay ổ cứng không được phân vùng thì hệ điều hành Windows không thể tìm thấy ổ cứng của bạn trong hệ thống của nó. Khi bạn mở cửa sổ This PC thì sẽ không thấy ổ nào cả. Ổ cứng bị ẩn đi.
Thế nên bạn sẽ không thể lưu trữ dữ liệu vào máy tính hay lấy dữ liệu đã lưu từ trước (dữ liệu này lưu từ lúc ổ cứng vẫn bình thường nhé).
Nguyên nhân ổ cứng bị ẩn đi
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng không tìm thấy ổ cứng trên máy tính.
Có phải bạn vừa lắp thêm một ổ SSD/ HDD mới cho máy tính? Có thể đây là nguyên nhân khiến Windows chưa thể xác nhận được ổ cứng.
Cũng có những nguyên nhân khác nữa. Có thể do driver bị lỗi hoặc máy tính bị nhiễm virus. Hoặc cũng có thể vấn đề xuất phát từ ổ cứng.
7 Cách Hiện Ổ Cứng Bị Ẩn (Unallocated)
Cách 1: Khởi động lại máy tính
Nghe cách đầu tiên thật ngớ ngẩn, nhưng bạn không nên bỏ qua nó. Trong quá trình sử dụng, không thể tránh được tình trạng máy tính hoạt động sai.
Điều này dẫn đến việc ổ cứng không thể phân vùng được khi bạn mở máy lên. Bạn chỉ cần khởi động lại máy và rất có thể, tình trạng này sẽ không còn nữa.
Để chắc chắn, bạn có thể tắt máy bằng lệnh Shutdown, đợi một vài phút và khởi động lại máy.
Nếu cách này không hiệu quả, hãy thử sang những cách dưới đây.
Cách 2: Sử dụng Disk Management
Đây là một cách làm đơn giản. Nó có thể giúp bạn quản lý và phân vùng ổ cứng. Bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy ổ cứng trong This PC ngay lập tức.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + X
Bước 2: Click chọn Disk Management
Bước 3: Khi cửa sổ mở ra, bạn click chuột phải vào ổ cứng bị Unallocated, sau đó chọn New Simple Volume
Bước 4: Sau đó, bạn hãy chọn kích thước của ổ cứng mới và tên của nó.
Cách 3: Chạy CHKDSK
Chắc chắn đây là một cách hữu hiệu để bạn phân vùng ổ đĩa cứng.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R
Bước 2: Lúc này, một cửa sổ sẽ hiện ra, bạn gõ cmd và nhấn Enter
Bước 3: Một cửa sổ khác sẽ xuất hiện, bạn nhập lệnh “chkdsk f: / f / r / x”
Trong đó:
- f: Là ký tự ổ cứng mà bạn muốn phân vùng (bạn có thể thay “f:” thành “c:”, “d:”, “e:”... tùy trường hợp mà bạn gặp phải)
- / f là sửa các lỗi được tìm thấy trong phân vùng / ổ cứng đã chọn.
- / r là định vị các bad sector trên ổ cứng đã chọn và khôi phục dữ liệu có thể đọc được.
- / x buộc ổ đĩa đã chọn phải gỡ xuống trước khi quá trình bắt đầu.
Cách 4: Sử dụng lệnh Prompt và lệnh Diskpart
Đây là một cách hữu hiệu để phân vùng ổ cứng. Tuy nhiên, bạn sẽ phải rất cẩn thận với phương pháp này. Vì cách này sẽ xóa tất cả các tệp trong ổ cứng của bạn.
Nếu bạn vừa lắp ổ đĩa mới, chưa lưu bất kỳ dữ liệu nào thì ok, không sao cả. Nhưng với các ổ đĩa đã có từ trước, bạn nên cân nhắc kỹ.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + X, chọn mục Command Prompt (Admin)
Bước 2: Chạy những lệnh sau
diskpart
list volume
select volume X (X ở đây là chữ cái chỉ ổ cứng mà bạn muốn xóa dữ liệu để phân vùng lại)
delete volume
delete volume override (Chỉ trong trường hợp Disk Management không thể tạo ổ đĩa mới)
list volume
Sau khi đã chạy xong mã lệnh này, bạn quay trở lại cách 2: Sử dụng Disk Management.
Đây là một phương pháp nâng cao, đòi hỏi bạn phải có kiến thức tin học vững. Nếu bạn không nắm rõ, mình khuyên bạn không nên thử.
Đừng thử đấy nhé! Khuyên thật!
Cách 5: Cập nhật lại Driver ổ cứng
Đa số, các trường hợp ổ cứng không phân vùng là do gặp vấn đề ở Driver.
Thế nên, bạn chỉ cần cập nhật lại Driver (đôi khi là cài lại Win, nhưng chúng ta hãy cứ thử cách đơn giản hơn) là có thể xử lý dứt điểm tình trạng không thể phân vùng ổ cứng rồi.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + X, chọn Device Manager, hoặc bạn gõ Device Manager trong thanh tìm kiếm
Bước 2: Xác định vị trí ổ cứng mà bạn đang gặp vấn đề, nhấn chuột phải rồi chọn Uninstall Device.
Bước 3: Lúc này, một cửa sổ xác nhận sẽ hiện lên, bạn tiếp tục nhấn vào Uninstall
Bước 4: Click chuột phải vào ổ cứng đang có vấn đề, chọn Scan for hardware changes
Như vậy là bạn đã cập nhật được Driver ổ cứng.
Cách 6: Quét Virus
Tất cả các vấn đề của máy tính đều có thể bắt nguồn từ một điều: Máy tính nhiễm Virus.
Vì vậy, hãy thường xuyên quét Virus
Cách 7: Thay mới ổ cứng SSD
Nếu máy tính của bạn không nhiễm virus, bạn cũng không hề lắp mới SSD. Vào một ngày đẹp trời, máy tính bạn không thể tìm thấy ổ C, ổ D quen thuộc. Rất có thể đó là do ổ cứng gặp vấn đề.
Có thể nó đã bị hỏng, chập mạch, đoản mạch, v.v..
Và đây chính là lúc bạn cần thay mới ngay lập tức ổ cứng SSD.
Nếu bạn cần thay mới ổ cứng SSD, để tránh mất thời gian công sức và tiền bạc, hãy liên hệ ngay BanLaptop.vn theo các cách sau:
- Chat với tụi mình qua các Fanpage: BanLaptop.vn và Tường Chí Lâm Laptop
- Inbox ngay qua nút Messenger ở góc dưới màn hình
- Hotline: 0911390666 - 0865164697
Nếu bạn ở Hà Nội, bạn có thể ghé qua Tường Chí Lâm - Banlaptop.vn tại
- Cơ sở 1: 153 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội (Xem đường đi)
- Cơ sở 2: 35/1194 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Tường Chí Lâm - BanLaptop.vn chuyên phân phối Linh kiện Laptop chính hãng, giá rẻ và uy tín nhất Hà Nội
Follow Fanpage của bọn mình để theo dõi Tin tức Giải trí, Thủ thuật Công nghệ và Cập nhật Khuyến mãi, tặng quà Give Away, Mini-game... nhé! |
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.