1. Card đồ họa rời là gì?
Card đồ họa rời là bo mạch xử lý đồ họa được lắp thêm vào máy tính để gia tăng khả năng hiện thị và sức mạnh xử lý đồ họa của máy tính, laptop
Sở dĩ gọi là lắp thêm vì đa số máy tính hiện nay có sẵn 1 bộ xử lý đồ họa, được tích hợp sẵn trên main hoặc CPU
2. Gọi sao cho chuẩn?
Về tên gọi, giới công nghệ nước ngoài đã thống nhất rằng các khái niệm sau đều giống nhau:
graphics card,
graphics adapter,
graphics controller,
graphics accelerator card
graphics board,
videos card,
graphics cards,
video adapters,
display cards,
graphic adapters,
graphic accelerators.
Điều này có nghĩa là tất cả các thuật ngữ tiếng Việt sau đều là một:
card màn hình,
card rời,
card màn hình rời
card đồ họa,
bo mạch đồ họa,
card hiển thị…
và chúng đều ám chỉ duy nhất một linh kiện trong máy tính là: card đồ họa rời
Vì vậy bạn nào có thắc mắc “card màn hình là gì?”, thì câu trả lời chính xác nhất chính là card đồ họa rời
Nhầm lẫn thứ 1: VGA, GPU là card đồ họa rời?
“VGA” là một từ dùng sai rất phổ biến tại Việt Nam để chỉ card đồ họa rời
VGA, viết tắt của Video Graphics Array, là một chuẩn hiển thị đồ họa được phát triển bởi IBM. Nó ám chỉ cách thức mà hình ảnh hiển thị chứ không phải một thiết bị phần cứng
Vì vậy nói VGA chính là card đồ họa hay card màn hình là SAI
Tương tự GPU (graphics processing unit) là mạch chip điện tử có chức năng xử lý dữ liệu hỉnh ảnh để xuất ra các thiệt bị hiển thị. GPU là một phần cấu thành nên chứ không đại diện cho card đồ họa rời.
Nhầm lẫn thứ 2: Card onboard?
Hiện nay đa số người dùng máy tính đều dùng thuật ngữ Card onboard để phân biệt với Card rời.
Card onboard là bộ xử lý đồ họa tích hợp sẵn trên mainbboard của máy tính, có chức năng xử lý và xuất hình ảnh. Các tên gọi khác của nó là Graphics onboard, IGP (Integrated Graphics Processor). Loại hình thiết kế card onboard như này đã lỗi thời và hiện nay không còn sản xuất nữa.
Do sự phát triển chóng mặt của công nghệ bán dẫn, các CPU ngày càng hiện đại hơn và được đính kèm nhiều thứ hay ho hơn. Chip đồ họa ngày nay đã về “chung một nhà” với CPU, nằm trên cùng một đế socket bán dẫn chứ không gắn riêng trên mainboard nữa.
Hiện nay, card onboard hay card tích hợp trên main không còn được sản xuất nữa. Nhưng do đã sử dụng quá phổ biến và dùng sai ngay từ đầu, chúng ta vẫn mặc định gọi GPU tích hợp trên CPU là card onboard, dù rõ ràng nó không nằm trên main hay có hình dáng giống như một con “card”.
Nhân xử lý đồ họa tích hợp cùng CPU là có thể tìm thấy trên rất nhiều CPU core I của Intel hay Ryzen dòng G của AMD.
Các hãng sản xuất cũng có tên gọi riêng cho chip GPU tích hợp này trên CPU của mình:
với Nvidia là iGPU (Integrated GPU): GPU tích hợp
với AMD thì là APU (Accelerated Processing Unit): bộ xử lý tăng cường
Tóm lại:
- Card màn hình, card đồ họa, card rời… đều là MỘT
- VGA, GPU không phải là card đồ họa
- Không còn Card onboard nữa, thay vào đó là GPU tích hợp trên CPU (iGPU, APU)
Card Onboard hay VGA có thể coi là tiếng địa phương của Việt Nam, được dùng phổ biến, người nghe cũng tự hiểu mỗi thuật ngữ ám chỉ linh kiện nào.
Gọi sai thì không chết ai. Nhưng nếu bạn là người cầu toàn, luôn theo đuổi sự hoàn hảo như mình và muốn gọi tên sao cho thật chuẩn thì trên đây chính là đáp án dành cho bạn.
3. Chức năng, đặc điểm của card màn hình
Card rời có chức năng tái tạo các dữ liệu hỉnh ảnh một cách rõ ràng, đầy đủ về màu sắc, độ phân giải.
Card đồ họa rời ban đầu được thiết kế với mục đích chính là giảm bớt gánh nặng xử lý các tác vụ đồ họa cho CPU và RAM (bởi chip GPU tích hợp sẽ dùng chung tài nguyên RAM với CPU). Nó cải thiện chất lượng hỉnh ảnh hiển thị trên màn hình máy tính, tăng tốc xử lý video lên rất nhiều.
Giờ đây với yêu cầu về hiển thị ngày càng cao, các ứng dụng thiết kế và game ngày càng nặng và đòi hỏi nhiều tài nguyên của máy, card đồ họa là một bộ phận không thể thiếu trong các máy tính laptop của designer và game thủ
Card rời gồm có GPU và bộ nhớ RAM xịn xò của riêng mình (gọi là VRAM), cho phép nó xử lý nhanh chóng các dữ liệu đồ họa. Card màn hình cũng cần được trang bị quạt tản nhiệt tốt để giữ cho lõi GPU của nó luôn mát mẻ.
Sức mạnh card rời cho phép máy có khả năng hiển thị ảnh 3D, ảnh vector, ảnh có tỷ lệ pixel cao và khả năng tái tạo dải màu rộng hơn. Nó cũng thường đi kèm với cổng kết nối mở rộng như AGP, HDMI, TV.
Vào thời kỳ đầu của đồ họa máy tính, card rời chưa được thiết kế tinh xảo và phức tạp. Nó đơn giản chuyển tiếp và xuất dữ liệu từ vi xử lý lên màn hình. Ngày xưa thì chỉ cần vậy là đủ vì thời đó dữ liệu đầu ra chủ yêu là dạng text. Hậu quả là màu sắc và các chi tiết đồ họa phức tạp sẽ không khả dụng trên hệ thống này.
Ngày nay thì card rời giống như một bộ vi xử lý đa chức năng. Nghĩa là card rời được trang bị thêm sức mạnh để nó tự xử lý thêm công việc, chứ không đơn thuần là truyền tín hiệu lên màn hình nữa. Card rời giờ đây tự tính toán các lệnh thuộc phạm của mình, kiểm định và điều chỉnh chất lượng hình ảnh đầu ra nhằm tận dụng triệt để khả năng của thiết bị hiển thị.
4. Card đồ họa NVIDIA
Có 2 hãng sản xuất card đồ họa rời lớn nhất hiện nay đó là AMD và Nvidia, trong đó Nvidia luôn nhỉnh hơn về thị phần và công nghệ sản xuất.
Nvidia là nhà tiên phong trong lĩnh vực sản xuất bộ xử lý đồ họa, chip GPU đầu tiên trên thế giới được phát triển bởi Nvidia năm 1999.
5. Card đồ họa rời cho laptop
Card màn hình sản xuất cho máy bàn và laptop sẽ có khác nhau đôi chút.
Khác biệt dễ nhận thấy là kích thước. Trong khi máy bạn có thoải mái không gian để gắn card màn hình vào khe cắm trên main thì laptop, để đảm bảo tính di động của mình với kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều và hẩu như chỉ gồm 1 bo mạch.
khác với card rời trên máy tính để bàn, card màn hình của laptop thường đc hàn chết trên main gần giống như card onboard và không thể tháo lắp được.
Chỉ một số dòng máy trạm có khả năng nâng cấp mới hỗ trợ card màn hình dạng có thể tháo rời được, để thay thế và nâng cao sức mạnh xử lý đồ họa của máy bằng card khác cao cấp hơn
Card đồ họa rời cho laptop, đặc biệt là của hãng NVidia thường có kí hiệu M để phân biệt với card rời trên PC
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.