Tổng quan về CPU máy tính: CPU là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động (Phần 1)

CPU là trung tâm đầu não điều khiển gần như toàn bộ các hoạt động của máy tính. CPU là một trong những tiêu chí đầu tiên để người dùng so sánh và lựa chọn cấu hình laptop, máy tính.

Vậy CPU là gì, "mặt mũi" ra làm sao, hoạt động như thế nào? Hãy cũng Banlaptop.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. CPU là gì?

CPU là viết tắt của Central Processing Unit, tạm dịch là bộ xử lý trung tâm.

Theo định nghĩa của Wikipedia, CPU là các mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra.

Thuật ngữ CPU đã được sử dụng trong ngành công nghiệp máy tính kể từ đầu những năm 1960. Theo truyền thống, thuật ngữ "CPU" chỉ một bộ xử lý, cụ thể là bộ phận xử lý và điều khiển (Control Unit) của nó, phân biệt với những yếu tố cốt lõi khác của một máy tính nằm bên ngoài như bộ nhớ và mạch điều khiển xuất/nhập dữ liệu

Hiểu đơn giản thì CPU chính là bộ não của máy tính máy vi tính. Chức năng của CPU là xử lý và phân tích mọi dữ liệu nhập, mọi yêu cầu tính toán từ người dùng sau đó “ra lệnh” cho các thành phần khác thực hiện công việc

2. Hình dạng và Cấu tạo của CPU

Hình dạng:

Dưới đây là hình ảnh thực tế về mặt trước và sau của một CPU Intel (Hầu hết các loại CPU ngày nay của mấy tính hay điện thoại đều có hình dạng giống như trong ảnh) Bộ vi xử lý được đặt và gia cố chắc chắn vào một đế cắm CPU (CPU socket) tương thích được tìm thấy trên bo mạch chủ (main).

Như thấy trên hình, chip CPU thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật và có một góc nhỏ để đặt chip đúng vào CPU socket. Ở dưới cùng của con chip là hàng trăm chân nối được nối vào mỗi lỗ tương ứng trong đế cắm CPU.

Qua nhiều năm, đã có hàng chục loại đế cắm khác nhau trên bo mạch chủ. Mỗi socket chỉ hỗ trợ các loại bộ xử lý cụ thể và mỗi bộ đều có cách bố trí chân riêng. Đa số CPU hiện nay đều được hàn chết trên main nên nếu bạn muốn thay thế nâng cấp CPU thì đồng thời cũng phải thay cả main mới

Cấu tạo:

CPU được cấu thành từ hàng triệu bóng bán dẫn được sắp xếp với nhau trên một bảng mạch nhỏ. Chẳng hạn Bộ xử lý Intel Pentium có 3.300.000 linh kiện bán dẫn transistor và thực hiện khoảng 188.000.000 lệnh mỗi giây.

CPU gồm tất cả 5 thành phần, trong đó phần trung tâm sẽ có 3 bộ phận chính là CU, ALU và Registers:

  • Khối điều khiển (CU - Control Unit)

Là thành phần của CPU có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lý, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống.Phần này là phần cốt lõi của một bộ xử lý được cấu tạo từ các mạch logic so sánh với các linh kiện bán dẫn như transistor tạo thành.

  • Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit)

Chức năng thực hiện các phép toán số học và logic sau đó trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.

  • Các thanh ghi (Registers)

Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm ngay trong CPU, dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC - Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo.

  • Opcode

Phần bộ nhớ chứa mã máy của cpu(không bắt buộc) để có thể thực thi các lệnh trong file thực thi.

  • Phần điều khiển

Thực hiện việc điều khiển các khối và điều khiển tần số xung nhịp. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi.

Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (MHz). Phần này là không cần thiết cho một CPU nhưng hầu hết có trong kiến trúc cisc.

3. Nguyên lý hoạt động của bộ vi xử lý CPU

Dù liên tục được cải tiến trong nhiều năm kể từ khi các CPU đầu tiên xuất hiện, nguyên lý hoạt động của CPU vẫn gồm 3 bước cơ bản: Tìm nạp, Giải mã và Thực thi.

Tìm nạp

quá trình tìm nạp liên quan đến việc nhận lệnh của CPU. Lệnh được biểu diễn dưới dạng một chuỗi các số và được chuyển tới CPU từ RAM. Mỗi lệnh chỉ là một phần nhỏ của một thao tác bất kỳ, vì vậy CPU cần phải biết lệnh nào sẽ đến tiếp theo. Địa chỉ lệnh hiện tại được giữ bởi một Program Counter - bộ đếm chương trình (PC). PC và các lệnh sau đó được đặt vào một Instruction Register - thanh ghi lệnh (IR). Độ dài của PC sau đó được tăng lên để tham chiếu đến địa chỉ của lệnh tiếp theo.

Giải mã

Khi một lệnh được tìm nạp và được lưu trữ trong IR, CPU sẽ truyền lệnh tới một mạch được gọi là bộ giải mã lệnh. Điều này chuyển đổi lệnh thành các tín hiệu được chuyển qua các phần khác của CPU để thực hiện hành động.

Thực thi

Trong bước cuối cùng, các lệnh được giải mã, gửi đến các bộ phận liên quan của CPU để được thực hiện. Các kết quả thường được ghi vào một CPU register, nơi chúng có thể được tham chiếu bằng các lệnh sau đó. Thanh Register này hoạt động giống như RAM vậy

Tóm lại, CPU thực hiện công việc nhận lệnh từ các thao tác và request của người dùng, giải mã các lệnh đó sang ngôn ngữ máy, lưu trữ các lệnh đó và truyền đến các bộ phận khác trong máy tính để thực hiện yêu cầu của người dùng.

Trong quá trình hoạt động, Bộ xử lý sản sinh rất nhiều nhiệt, vì vậy chúng được phủ một lớp tản nhiệt để làm mát, giúp CPU vận hành ổn định, trơn tru. Đó là lý do các máy tính đều được trang bị quạt tản nhiệt.

Mời các bạn đọc tiếp Phần 2: Lịch sử hình thành, vai trò của CPU trong máy tính và các thông số kỹ thuật của CPU

Follow Fanpage của bọn mình để theo dõi Tin tức Giải trí, Thủ thuật Công nghệ và Cập nhật Khuyến mãi, tặng quà Give Away, Mini-game... nhé!

Bài viết liên quan:

Cách thay đổi giao diện tin nhắn năm mới trên Messenger để chào đón năm 2024!

Với những dịp lễ hay những dịp đặc biệt, Meta luôn thiết kế và cho ra mắt các chủ đề đẹp mắt, sáng tạo dành cho người dùng để sử dụng trong Messenger của mình. Lần này cũng không ngoại lệ khi Meta đã chào đón năm 2024 đầy sự sáng tạo với chủ đề năm mới cực kì cá tính. Hãy cùng LaptopTCL đón xem cách thay đổi giao diện tin nhắn năm mới trên Messenger để chào đón năm 2024 này thông qua bài viết dưới đây nhé! Cách đổi chủ đề năm mới trên Messenger Bước 1: Vì đây là chủ đề...

Tất niên là gì? Những nét phong tục ăn tất niên độc đáo của 3 miền

Tất niên là một trong những phong tục không thể thiếu của mỗi gia đinh Việt trước thời điểm chào đón năm mới. Mặc dù có ý nghĩa giống nhau nhưng ở mỗi miền phong tục ăn tất niên lại khác nhau. Vậy tất niên là gì, ở mỗi vùng miền có gì khác biệt? Hãy cùng LaptopTCL tìm hiểu rõ trong bài viết sau nhé! Tất niên là gì? Tất niên hay cúng tất niên, lễ tất niên, tiệc tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Ngoài ra, tất...

Phần cứng máy tính là gì? Phần cứng gồm những bộ phận nào?

Máy tính đã ra đời đã từ lâu nhưng liệu bạn đã hiểu phần cứng máy tính là gì và chi tiết các bộ phận trong phần cứng ra sao? Hãy cùng LaptopTCL giải đáp cắc thắc mắc một cách chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé! Phần cứng máy tính là gì? Phần cứng là gì? Phần cứng (Hardware) là một thuật ngữ chỉ các bộ phận hữu hình của một hệ thống máy tính, có thể nằm bên trong và bên ngoài máy tính mà người dùng có thể nhìn thấy và cầm nắm chúng được. Một chiếc máy tính...

Ổ cứng HDD là gì? Có những loại nào? Thông số chi tiết.

Ổ cứng HDD là dạng ổ cứng thường gặp nhất trên máy tính - laptop và rất phổ biến hiện nay. Vậy ổ cứng HDD là gì? Có những loại nào và thông số trên HDD ra sao? Hãy cùng LaptopTCL tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây nhé! Ổ cứng HDD là gì? Ổ cứng HDD, viết tắt của Hard Disk Drive là ổ đĩa cứng truyền thống, có cơ chế lưu trữ dữ liệu trên bề mặt tấm đĩa tròn phủ vật liệu từ tính, dữ liệu sẽ được quét từ đĩa thông qua bộ phận đọc ghi đặt trên tấm đĩa khi quay.  Ổ đĩa...

Ổ cứng SSD là gì? Các loại ổ cứng SSD? Khi nào cần thay SSD?

Công nghệ ngày càng hiện đại, trong đó chắc hẳn bạn đã từng nghe qua ổ cứng SSD. Vậy ổ cứng SSD là gì mà bạn thường hay được khuyên nên nâng cấp SSD cho laptop khi có dấu hiệu chậm chạp? Nó có thực sự giúp máy tính nhanh hơn không? Hãy cùng LaptopTCL tìm hiểu thông qua bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!! Ổ cứng SSD là gì? SSD (Solid State Drive) là một dạng phương tiện lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ flash trạng thái rắn. Hai thành phần chính tạo nên ổ cứng SSD gồm:...

Cách kiểm tra laptop của bạn là ổ cứng SSD hay HDD chính xác nhất

Trên thị trường hiện nay, về ổ cứng thì SSD và HDD là 2 loại ổ cứng máy tính - laptop thông dụng nhất chắc hẳn bạn đã từng nghe qua. Nhưng bạn lại phân vân không biết phân biệt được sự khác nhau nằm ở đâu giữa 2 loại ổ cứng này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn những cách kiểm tra ổ cứng máy tính - laptop là SSD hay HDD một cách chính xác nhất. Hãy cùng LaptopTCL cùng theo dõi nhé!! Xem thêm: Ổ Cứng Máy Tính Là Gì? Chức Năng Của Ổ...

Tại sao phải vệ sinh Laptop thường xuyên?

Tại sao bạn nên cần vệ sinh Laptop thường xuyên? Câu hỏi đơn giản nhưng không phải ai cũng trả lời được.  Vậy hãy để Laptop Tường Chí Lâm trả lời thay cho bạn thông qua bài viết dưới đây nhé!! Vì sao phải vệ sinh Laptop định kỳ? Như chúng ta đã biết, Laptop/máy tính xách tay là thiết bị công nghệ có tính linh hoạt, cơ động cao. Được ưa chuộng và sử dụng ở rất nhiều nơi từ văn phòng, trường học, quán cà phê hay thậm chí ở các công trường xây dựng,... Mà ở đó trong những thành phố lớn,...

Thay Bàn Phím Laptop Dell Giá Rẻ - Chất Lượng - Uy Tín

Bàn phím Dell của bạn đang gặp lỗi như bị liệt, mất nút phím, phím bị loạn, phím không  nhận, ẩm mốc do lâu ngày không sử dụng. Những lỗi trên thì thường xảy ra với laptop của bạn. Dưới đây Laptop TCL sẽ đưa ra những lỗi mà laptop của bạn hay gặp phải và các giải quyết những lỗi mà các bạn gặp phải.                                                                         ...

Những sản phẩm phần cứng cùng công nghệ nổi bật của GIGABYTE tại Computex 2023

Với loạt sản phẩm phần cứng mới được trưng bày tại Computex 2023, GIGABYTE đã sẵn sàng đáp ứng cho người dùng lẫn game thủ những trang bị tốt bậc nhất trong năm. GIGABYTE, 1 trong những thương hiệu máy tính nổi tiếng thế giới mới đây vừa đem đến một loạt sản phẩm phần cứng cũng như giới thiệu những công nghệ ấn tượng nhằm mang đến những trải nghiệm chơi game vượt trội. Nổi bật nhất trong số các linh kiện phần cứng chính là dải mainboard Z790 AORUS XTREME và XTREME X với kiểu thiết kế giấu dây cáp...

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Lên đầu trang
0
Danh mục So sánh 0 Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng