CPU là gì?
CPU (Central Processing Unit) hay bộ xử lý trung tâm được coi như bộ não của một chiếc máy tính.
Tại nơi thần kỳ này, các thao tác của người dùng trên máy tính sẽ được tiếp nhận và sau đó mọi thuật toán, các phép tính sẽ được thực hiện một cách kỹ lưỡng để đưa ra những câu lệnh cho máy tính.
Từ đó mà người dùng có thể điều khiển máy tính dễ dàng hơn. Một CPU càng khỏe thì hiệu năng của máy sẽ càng ổn định. Trái lại, một CPU đã yếu thì máy sẽ không thể hoàn thành nhanh chóng các tác vụ mà người dùng yêu cầu.
Ngày nay, cũng không hiếm các thương hiệu chuyên sản xuất CPU cho máy tính. Một trong số đó là Intel. Trải qua quá trình dài hình thành và phát triển từ năm 1971 tới nay, sản phẩm CPU của Intel ngày càng trở nên hiện đại hơn, phổ biến hơn.
Nếu bạn để ý tên các mặt hàng chip Intel như Core i7 7700HQ, Core i5 10500… sẽ thấy cụm từ “Core i” được lặp lại ở tất cả các sản phẩm.
Vậy, “Core i” là gì? Chúng có ý nghĩa sâu xa nào đó không? Và tại sao chúng lại được lặp lại nhiều đến thế? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời ở bài viết dưới đây.
Core i là gì?
Câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhất lúc này có lẽ là “Core i là gì?”. “Core” là một thuật ngữ mà nhờ nó, người dùng có thể biết được các thông số cơ bản của bộ vi xử lý. Qua đó, người dùng sẽ chọn được CPU phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Ví dụ, nếu bạn có trên tay con chip core i7, có nghĩa con chip này sẽ có những thông số về số nhân, số luồng, nhịp xung của dòng i7.
Gã khổng lồ Intel đã sử dụng cụm từ này cho các dòng chip xử lý từ phân khúc trung bình đến cao cấp, áp dụng cho máy tính cá nhân và máy tính để bàn. Trong đó, thế hệ chip đầu tiên của Intel thuộc dòng core có tên gọi core Duo, core 2 Duo.
Nếu quay lại những năm 2006 - 2008, đây là cái tên tương đối phổ biến trong giới công nghệ.
Các thế hệ vi xử lý core phổ biến hiện nay là core i3, core i5, core i7, core i9 đã dần thay thế cho core Duo hay core 2 Duo.
Các thuật ngữ liên quan
Vậy là bạn đã hiểu core i là gì. Thế nhưng, những ký tự còn lại của mã sản phẩm CPU Intel như Core i7 7700HQ hay Core i5 10500… thì sao nhỉ?
Để có thể hiểu được toàn bộ ý nghĩa và thông số từ tên của một con chip, bạn cần nắm rõ quy tắc đặt tên các sản phẩm này của Intel.
Công thức gọi tên như sau: Tên vi xử lý + tên thương hiệu + từ bổ nghĩa thương hiệu (nếu có) + chữ số báo dòng thế hệ chip + 3 chữ số SKU + hậu tố.
Trong đó, ký hiệu của hậu tố gồm tiền tố chữ cái và tiền tố sản phẩm sẽ giúp bạn phân loại và biết được hiệu năng làm việc của con chip. Các ký hiệu chữ cái thường xuất hiện trên CPU Intel Core là:
- E (viết tắt của Embedded mobile processors): Đây là CPU có lõi kép tiết kiệm điện, thường được dùng cho Desktop.
- M (viết tắt của Mobile processors): Đây là CPU có hiệu suất cao dùng cho các thiết bị di động hoặc máy tính xách tay.
- K (viết tắt của Unlocked): Bộ vi xử lý cho phép bạn có thể ép xung bộ xử lý trên mức của nó.
- Q (viết tắt của Quad-Core): Đây là bộ vi xử lý có 4 lõi vật lý.
- U (viết tắt của Ultra Low Power): Bộ vi xử lý dành cho máy tính xách tay. Đây là CPU tiết kiệm điện năng và tốt cho pin.
- Y (viết tắt của Low Power): Bộ vi xử lý này thường được tìm thấy trên những dòng máy tính xách tay thế hệ cũ.
- T (viết tắt của Power Optimized): Bộ vi xử lý có khả năng tối ưu năng lượng cho các dòng máy tính để bàn.
- H (viết tắt của High-Performance Graphics): Đây là chipset có chứa một trong các loại card đồ họa tốt nhất của Intel, phù hợp với những công việc về thiết kế đồ họa.
- G (viết tắt của Includes Discrete Graphics): Đây là một CPU chuyên dụng được sử dụng cho các máy tính xách tay.
- X (viết tắt của Extreme): Đây là CPU cho hiệu suất cao nhất.
Ví dụ: Intel Core i7 7700HQ có nghĩa đây là con chip Intel Core i7 thế hệ thứ 7 có sử dụng 4 lõi vật lý (Q) và cho hiệu năng đồ họa cao (H).
Vậy là bạn đã hiểu rõ được cách đọc và những ý nghĩa ẩn sau tên gọi của các dòng sản phẩm CPU Intel Core i. Như đã đề cập ở trên, các thế hệ vi xử lý Intel core phổ biến hiện nay là core i3, core i5, core i7 và core i9.
Tuy nhiên, để có thể phân biệt được sự khác nhau về hiệu năng của từng loại chip, bạn cần nắm rõ những thuật ngữ sau:
- Số nhân: Là số lượng vi xử lý, càng nhiều nhân thì CPU chạy càng nhanh và càng mạnh mẽ.
- Số luồng: Là số lượng đường truyền tới vi xử lý và ngược lại. Càng nhiều đường thì tốc độ luân chuyển dữ liệu càng nhanh. Từ đó mà tốc độ xử lý của CPU cũng nhanh chóng hơn.
- Xung nhịp: Là tốc độ xử lý của CPU, số càng lớn tức là CPU càng mạnh đồng thời lượng nhiệt năng tỏa ra cũng sẽ cao hơn.
- Turbo Boost: Công nghệ ép xung tự động, nó sẽ tự động thay đổi xung nhịp của CPU nhằm phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. (Ví dụ: Khi bạn chỉ lướt web thì CPU hoạt động ở xung nhịp thấp để tiết kiệm điện năng, còn khi bạn chơi game thì xung nhịp sẽ nâng lên cao để phù hợp với trò chơi cũng như để xử lý các tác vụ đồ họa nặng)
- Hyper-Threading: Công nghệ siêu phân luồng cung cấp 2 luồng cho mỗi nhân giúp tăng gấp đôi khả năng xử lý dữ liệu. (VD: Nhờ Hyper-Threading mà thời gian Render các phần mềm kỹ xảo, đồ họa giảm xuống một cách đáng kể)
- Cache: Là bộ nhớ đệm giữa CPU và RAM. Chỉ số Cache càng lớn thì càng lưu được nhiều dữ liệu, từ đó giảm bớt thời gian phải lấy dữ liệu từ RAM của CPU, giúp tăng tốc độ xử lý.
Trên đây là toàn bộ ý nghĩa của những ký hiệu, thuật ngữ có trong một con chip. Nắm được những từ ngữ chuyên ngành trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn từng loại chip Intel Core I và từ đó bạn sẽ có thể tự tin chọn lựa một bộ vi xử lý phù hợp với nhu cầu bản thân.
Còn giờ, hãy khám phá chi tiết từng loại CPU Intel Core i nhé!
Giới thiệu về CPU Intel Core i3
CPU Intel Core i3 được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2017. Con chip này thường có 2 nhân 4 luồng. Hầu hết chúng ta sẽ thấy các dòng laptop Core i3 đều là dòng U với xung nhịp từ 2.3 đến 2.7 GHz nên khá tiết kiệm điện, kéo dài khả năng sử dụng của máy.
Do CPU Intel Core i3 không được tích hợp công nghệ Turbo Boost và bộ nhớ Cache chỉ là 3MB - thấp nhất trong các dòng Core i. Do đó, con chip này thường được dùng để phục vụ các nhu cầu cơ bản, như làm văn phòng, soạn thảo văn bản, đọc báo, lướt web, xem phim,...
Đó đều là những tác vụ tương đối nhẹ, không đòi hỏi quá nhiều sức mạnh từ CPU. Ngoài ra, những chiếc laptop sử dụng CPU Intel i3 cũng thường nằm trong phân khúc giá rẻ.
Giới thiệu về CPU Intel Core i5
Xếp trên Core i3 một bậc là bộ CPU Intel Core i5. Đây là bộ vi xử lý được tích hợp vào các laptop tầm trung nhờ khả năng làm việc tốt hơn, mạnh mẽ hơn Core i3.
CPU Intel Core i5 thường có từ 2 đến 4 nhân với 4 luồng, xung nhịp dao động từ 1.8 đến 3.1 GHz, được trang bị công nghệ Turbo Boost. Bộ nhớ Cache trong khoảng 3 tới 6MB. Mặc dù công nghệ siêu phân luồng Hyper-Threading chỉ có trên lõi kép nhưng dòng CPU này vẫn có khả năng chạy được các tác vụ đa nhiệm hoặc đòi hỏi bộ xử lý khỏe.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng bình thường thì hãy chọn dòng U giúp tiết kiệm năng lượng, còn nếu như bạn có nhu cầu xử lý đồ họa cơ bản, hoặc chơi game thì có thể tham khảo dòng H để có thể đáp ứng yêu cầu đồ họa cao của một số game cũng như các phần mềm chỉnh sửa.
Giới thiệu về CPU Intel Core i7
Có lẽ đây là cái tên tương đối phổ biến với chúng ta. Nó xuất hiện ở hầu hết các dòng laptop đồ họa, gaming từ tầm trung đến cao cấp. Số lượng nhân cũng chỉ từ 2 đến 4 nhân nhưng chip i7 có đến 8 luồng kết hợp với bộ nhớ Cache tối thiểu 4MB giúp tốc độ xử lý của CPU luôn ở mức cao.
Ngoài ra, Core i7 được tích hợp cả 2 công nghệ Turbo Boost và Hyper-Threading cùng xung nhịp tối đa lên đến 3.3 GHz. Nhờ vậy mà nhiều game thủ cũng như dân thiết kế đồ họa thường lựa chọn CPU Intel Core i7 dòng H hoặc HQ để build cho bộ máy tính của mình.
Còn nếu bạn sử dụng chip với mục đích cơ bản thì có thể cân nhắc loại U nhằm kéo dài thời lượng sử dụng của máy.
Do hiệu năng làm việc luôn ở mức cao, nên các laptop gắn CPU Intel Core i7 thường có giá tầm 20 triệu trở lên.
Giới thiệu về CPU Intel Core i9
Với mức giá cao nhất trong tất cả, đây là dòng CPU siêu cấp sử dụng cho các laptop chơi game hay đồ họa khủng.
Tối đa 12 nhân, 24 luồng cùng xung nhịp chạy từ 3.3 đến 4.5 GHz, CPU Intel Core i9 chính là con "quái vật" khủng khiếp nhất mà Intel từng tạo ra.
Dòng chip này thường là loại HK - vừa cho hiệu suất đồ họa cao vừa có khả năng ép xung.
Nếu bạn là một người có ngân sách dư giả, đang tìm kiếm một dòng chip đáp ứng được các yêu cầu cho việc thiết kế hoạt họa, hoặc chạy mượt các game nặng, có đồ họa cao thì CPU Intel Core i9 chính là sự lựa chọn hoàn mỹ nhất.
Qua bài viết trên, laptop Tường Chí Lâm đã giới thiệu cho bạn các loại CPU Intel Core i. Mỗi phiên bản sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Để có thể chọn lựa được phiên bản tương thích với máy và thỏa mãn nhu cầu sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ các sản phẩm, tránh tình tình trạng lãng phí tiền bạc mà không mua được bộ vi xử lý phù hợp.
Nếu bạn đang tìm kiếm những CPU đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bản thân, hãy đến ngay laptop Tường Chí Lâm 153 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội để có thể được hỗ trợ tư vấn và nhận vô vàn ưu đãi.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.