Theo thời gian sử dụng, laptop có xu hướng hoạt động chậm dần, gây trở ngại cho người dùng. Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này.
1. Nguyên nhân cơ bản khiến laptop bị chậm?
Ổ cứng bị lỗi
Ổ cứng là một bộ phận quan trọng, được xem như đầu não của toàn bộ hệ thống. Khi máy tính bị chậm, ổ cứng là lý do đầu tiên mà nhiều người nghĩ tới. Ổ cứng bị lỗi, các chương trình chạy trên máy sẽ không còn mượt, máy tính có thể bị đơ hoặc ngừng hoạt động.
Hệ điều hành
Để đảm bảo driver cứng được update liên tục, hệ điều hành của laptop cần phải được cập nhật thường xuyên. Nếu bạn bỏ qua điều này, sử dụng hệ điều hành cũ, các thao tác xử lý của máy trở nên chậm hơn và dễ xảy ra lỗi.
Dung lượng RAM
RAM là kho chứa các chương trình chạy trên máy tính. Dung lượng RAM ít thì laptop chỉ chạy được một lượng phần mềm, ứng dụng nhỏ. Khi RAM bị đầy, quá tải, máy tính sẽ gặp tình trạng giật lag và bị đơ.
Tác vụ đa nhiệm
Trong một thời điểm, máy tính phải chạy quá nhiều chương trình, ứng dụng, nó sẽ bị quá tải. Lúc này hệ điều hành lẫn bộ nhớ của laptop sẽ xử lý công việc một cách chậm chạp.
2. Cách khắc phục lỗi laptop bị chậm
Thay thế, nâng cấp ổ cứng
Hiện nay, một chiếc laptop thường có sẵn ổ cứng HDD truyền thống với dung lượng từ 500GB trở lên. So với các loại ổ cứng chip nhớ như SSD thì HDD có dung lượng lớn hơn rất nhiều và giá thành rẻ hơn. Nhưng SSD lại có những ưu điểm vượt trội về hiệu năng, tốc độ, khả năng truy xuất và tính bảo mật. Vì vậy, để cải thiện độ mượt của laptop bạn có thể thay thế và nâng cấp ổ cứng lên SSD.
Thường xuyên dọn dẹp, kiểm tra thùng rác
Khi bạn Delete một tài liệu, hình ảnh hay thư mục thì nó vẫn sẽ tồn tại trong bộ nhớ máy tính. Để laptop không bị chậm do sức nặng dữ liệu trong bộ nhớ, hãy dọn dẹp thùng rác thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó việc xóa những tệp tin, phần mềm không còn sử dụng hoặc không cần thiết sẽ trả lại không gian lưu trữ, giúp máy tính hoạt động nhanh hơn.
Update hệ điều hành
Nâng cấp hệ điều hành, ngoài tác dụng trải nghiệm thêm những tình năng mới thì nó còn giúp nâng cao hiệu năng và khắc phục lỗi của hệ điều hành cũ. Chính vì vậy, nếu lâu ngày bạn chưa cập nhật hệ điều hành hãy update ngay phiên bản mới để máy tính hoạt động tốt hơn.
Nâng cấp RAM
Sử dụng các tác vụ đa nhiệm trên các laptop có dung lượng RAM thấp từ 2GB đến 4GB có thể dẫn đến tình trạng đơ và lag. Để tăng tốc độ xử lý và hiệu năng làm việc của máy tính hãy cân nhắc bổ sung thêm bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Thêm dung lượng, các tệp được lưu trong RAM sẽ nhiều hơn, tốc độ hoạt động của hệ thống sẽ được cải thiện rõ rệt. Hãy kiểm tra khe cắm RAM và thêm RAM cho laptop khi cần thiết.
Nếu khắc phục lỗi máy tính chậm đơ bằng những phương pháp cơ bản này vẫn không cải thiện được tình trạng máy, bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên thì máy tính bị chậm, đơ không còn gây khó khăn cho bạn trong quá trình sử dụng laptop.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.