Một ngày đẹp trời bạn bật laptop lên, bật Cốc cốc hoặc Chrome lên để vào mạng và phát hiện ra máy tính không có mạng.
Và rồi bạn nhận ra laptop không bắt được wifi và thậm chí không nhìn thấy biểu tượng wifi ở thanh Taskbar bên dưới.
Có nhiều nguyên nhân máy tính không vào được Wifi như: Chưa bật tính năng Wifi Laptop, chưa cài hoặc cập nhật driver Wifi, lỗi Router, modem wifi nhà bạn, máy tính bị nhiễm virus.
Sau đây là một số hiện tượng lỗi Wifi đặc thù thường gặp và cách khắc phục những lỗi đó. Bạn có thể tham khảo nếu laptop của mình có đang ở trong các tình trạng giống như này không và làm theo hướng dẫn nhé
1. Laptop không hiện Wifi, mất icon wifi.
Đối với Laptop sử dụng Windows 7, vấn đề mất biểu tượng Wifi trên thanh Taskbar khá thường xuyên xảy ra, lỗi này có thể do một số nguyên nhân như: card mạng bị đơ hoặc icon wifi bị ẩn… Mỗi trường hợp đều có cách khắc phục riêng, các bạn cùng theo dõi và thực hiện nhé.
Trước hết bạn nên kiểm tra lại xem laptop của bạn có đang bật wifi hay không, để nhận biết wifi đã bật hay chưa bạn có thể kiểm tra trên thanh công cụ ở góc dưới bên phải màn hình xem có thấy xuất hiện biểu tượng wifi hay không hoặc bạn có thể kiểm tra xem đèn báo wifi được thiết kế trên laptop có sáng hay không.
Nếu thiết bị của bạn đã và đang bật Wifi thì cũng đừng lo lắng hãy tiếp tục tiến hành khởi động lại thiết bị và thử kết nối lại nhé.
Do lỗi Driver Wifi Laptop
Một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi laptop không kết nối được wifi và không hiện wifi là do Driver wifi của laptop bị lỗi, để kiểm tra và khắc phục sự cố này bạn cần tiến hành cài đặt lại Driver wifi mới cho laptop của mình .
B1: Mở Device Manager. Để mở Device Manager đối với win 10 bạn kích chuột phải vào nút Start nằm góc dưới cùng bên trái màn hình, chọn Device Manager, đối với những phiên bản khác bạn chỉ cần điền Device Manager vào ô tìm kiếm trong nút Start là có thể tìm được.
B2: Sau khi click chọn vào mục Device Manager sẽ có một hộp thoại hiện ra tiếp đến bạn di chuyển con trỏ chuột và nháy đúp chuột chọn mục Network Adapter.
B3: Trong mục Network Adapter click chuột phải vào mục Wireless Adapter và chọn Uninstall device
B4: Click chọn Uninstall để gỡ bỏ cài đặt Driver cũ.
B5: Click chuột phải chọn Network adapters, trong giao diện hiện ra chọn Scan for hardware changes để kích hoạt tính năng tự động tìm và cài đặt mới driver Wifi.
B6: Bạn vào Start nhập cmd vào ô tìm kiếm sau đó nhấn chuột phải vào kết quả ,chọn Run as Administrator .
B7 : Trong cửa sổ lệnh CMD, các bạn nhập vào lệnh “reg delete HKCRCLSID{988248f3-a1ad-49bf-9170-676cbbc36ba3} /va /f” và nhấn Enter
B8: Trong hộp thoại hiện ra tiếp tục nhập “netcfg -v -u dni_dne” ấn Enter sau đó đợi khi các lệnh chạy xong thì bạn hãy khởi động lại máy và thử kết nối lại.
Laptop không bắt được Wifi do Virus
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng laptop không bắt được wifi là do máy bị nhiễm virus, dẫn đến bị lỗi 1 số chức năng và phần mềm liên phụ trách kết nối Internet.
Để khắc phục lỗi này người dùng cần thực hiện gỡ cài đặt những phần mềm mới được cài đặt trong thiết bị và tiến hành quét và diệt virus bằng các phần mềm như: AVG, BKAV, Kaspersky, Bitdefender,……biến để bảo vệ máy tính của mình khỏi các mã độc và virus có hại cho máy tính.
Card mạng wifi trên thiết bị hoạt động sai.
Để khắc phục lỗi này bạn cần phải thực hiện reset lại wifi là xong, các bước thực hiện như sau:
B1: Vào Start tiếp đến chọn Control Panel
B2. Trong hộp thoại mới, nhấn chọn View network status and tasks
B3: Sau đó nhấn chọn Change adapter settings để vào cửa sổ quản lý mạng.
B4: Tiếp đến click chuột phải chọn Wireless Network Connection, chọn Disable để tắt card wifi
5
B5: Cuối cùng nháy đúp chuột vào biểu tượng Wifi để kích hoạt mạng sau đó bạn sẽ thấy biểu tượng Wifi xuất hiện trên thanh taskbar Win 7 và bạn có thể thử kết nối lại với wifi.
Nếu bạn đã làm tất cả các bước trên trên mà vẫn không kết nối được wifi thi hãy thực hiện tiếp những bước sau nhé.
Làm xuất hiện biểu tượng Wifi trên Taskbar Win 10
B1: Từ màn hình vào Start
B2: Gõ “Turn System icons on or off” vào ô tìm kiếm
B3: Ở hộp thoại sau đó, các bạn nhấn vào tùy chọn Turn system icons on or off để xem wifi có bị tắt trong mục này không.
B4: Chuyển trạng thái sang On ở mục Network để bật biểu tượng wifi
2. Laptop không tìm thấy Wifi trong danh sách mạng.
Biểu hiện của lỗi này là thiết bị của bạn muốn kết nối với một mạng Wifi nào đó nhưng tìm kiếm trong danh sách mạng không thấy tên Wifi này, mặc dù vẫn kết nối được với các mạng khác bình thường. Với lỗi này bạn thực hiện khắc phục theo những bước sau:
B1: Vào Control Panel trong hộp thoại start
B2: Trong hộp thoại Control Panel chọn Network and Internet.
B3: Trong hộp thoại hiện ra chọn Network and Sharing Center sau đó chọn Manage Wireless Networks.
B4: Ở đây sẽ có 2 trường hợp:
Đầu tiên nếu thấy có hiển thị tên mạng Wifi bạn muốn kết nối, bạn click chuột phải vào biểu tượng đó và chọn Properties tiếp theo tích chọn mục Connect even if the network is not broadcasting its name (SSID)
Trường hợp hai nếu ở trong hộp thoại đó không hiển thị tên mạng bạn muốn kết nối, bạn nhấn vào mục Set up a new connection or network và chọn Manually connect to a wireless network sau đó điền thêm thông tin theo yêu cầu vào đó.
3. Laptop không bắt được Wifi 5Ghz.
Trước tiên phải hiểu Wifi 5Ghz là gì?
Wifi 5GHz là wifi sử dụng băng tần 5GHz, Băng tần 5GHz sử dụng các sóng ngắn hơn nên có độ phủ sóng gần hơn, ít có khả năng xuyên qua các bức tường và các vật thể rắn.
Nguyên nhân Laptop không bắt được Wifi 5Ghz
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên có một số lý do phổ biến như: thiết bị của bạn không được hỗ trợ, máy bị nhiễm virus, Driver bị lỗi, hoặc không có.... để khắc phục tình trạng này có một số cách như sau.
Trước hết bạn hãy kiểm tra xem thiết bị của bạn có có hỗ trợ không, hãy làm theo các bước sau đây:
B1: Nhập tổ hợp phím Window + R từ bàn phím để mở hộp thoại Run. Gõ cmd vào ô tìm kiếm.
B2: Nhập vào hộp thoại mới hiện ra lệnh netsh wlan show drivers để hiển thị thông tin. Tìm Radio types supported. Nếu hiển thị 802.11b 802.11a 802.11g 802.11n 802.11ac thì thiết bị có hỗ trợ 5GHz còn nếu chỉ hiển thị: 802.11n 802.11g và 802.11b thì chỉ hỗ trợ 2.4GHz.
Nếu bạn đã xác định được thiết bị của mình có hỗ trợ sử dụng mạng với 5Ghz mà vẫn không kết nối được với wifi thì hãy tiến hành cài lại driver wifi và diệt virus cho máy như đã hướng dẫn ở phần đầu nhé
4. Laptop bắt Wifi kém, chập chờn.
Lỗi này thường đến từ 2 nguyên nhân chính. Một là do tốc độ mạng của modem wifi mà thiết bị của bạn kết nối chậm hoặc có vấn đề. Hai là do ai đó đã chỉnh tốc độ truy cập wifi của thiết bị của bạn.
Để chỉnh lại phần này bạn cần thực hiện như sau:
B1: nhập “device manager” trong khung tìm kiếm Start Menu, sau đó nhấn Enter.
B2: Trong hộp thoại Device Manager, chọn Ports/ Communications Ports/ tab Port Settings, thiết lập Bits per second ở mức tối đa (tức 128000) và mục Flow control là Hardware rồi nhấn OK để lưu lại.
5. Laptop không phát được Wifi.
Đối với lỗi không phát được Wifi trên laptop có nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên đến từ những nguyên nhân như: thiết bị không hỗ trợ phát wifi, driver mạng bị lỗi…..
Hiện nay đa số laptop khi được cài đặt Win 10 thì đều có khả năng phát wifi tuy nhiên với những laptop sử dụng Win 7, 8 thông thường nếu muốn phát wifi thì cần cài thêm một số phần mềm hỗ trợ như: MyPublicWiFi, MHotspot, HostedNetworkStarter…
Đối với Win 10 nguyên nhân gây lỗi này chủ yếu do Driver wifi hoạt động sai bạn cần thực hiện cài lại driver mới cho laptop của mình theo hướng dẫn ở phần 1.
Để nhận tư vấn về Lỗi Laptop không kết nối được Wifi, các bạn có thể liên hệ ngay Fanpage Tường Chí Lâm Laptop hoặc ấn vào nút Messenger ở góc dưới bên phải để nhận trợ giúp nhé!
Trên đây là một số trường hợp đặc biệt về lỗi Wifi laptop thường gặp. Nếu bạn không gặp phải bất kỳ trường hợp nào trên đây thì có thể tham khảo:
10 cách chung để sửa Laptop không bắt được Wifi
1. Bật lại Wifi trên laptop
Có thể lý do máy không bắt được wifi đơn giản là bạn quên chưa bật wifi của máy hay đã tắt nó đi.
Có 2 cách để bật lại wifi của máy:
Một là dùng phím chức năng Fn (Function) trên laptop. (Một số dòng máy cũ có nút riêng để bật tắt wifi)
Bạn chỉ cần giữ phím Fn và ấn phím có biểu tượng cột sóng wifi trên máy. Mỗi dòng máy khác nhau có vị trí phím wifi khác nhau, thường thì nó chỉ nằm trên dòng phím F1 đến F12 ở trên cùng.
Cách thứ 2 là bạn click vào biểu tượng sóng wifi trên thanh taskbar và bật lại wifi
2. Khởi động lại máy tính
Restart máy là một biện pháp đơn giản mà vô cùng hiệu quả có thể giải quyết rất nhiều vấn đề khác nhau của máy tính chứ không chỉ vấn đề kết nối wifi.
Đôi khi windows khởi động thiếu 1 file hệ thống nào đó, xảy ra xung đột phần mền hay bạn lỡ tay tắt nhầm một file quan trọng nào đó. Khởi động lại máy sẽ giúp máy reset lại hoạt động để vận hành bình thường trở lại
3. Không thấy logo wifi hoặc Logo Wifi bị mờ và có dấu X
Đây có thể là lỗi do thiếu driver wifi, có thể máy vừa cài lại win quên chưa cài driver hoặc driver bị lỗi.
Để cài driver chuẩn với máy nhất tốt nhất là bạn vào trang chủ của nhà sản xuất ví dụ như Dell.com hay Asus.com, tìm driver phù hợp với serial của máy. Đây là cách triệt để nhất để cài đặt driver hoàn toàn tương thích với máy
Nếu đang dùng win 10 thì để tiết kiệm thời gian bạn có thể sử dụng tính năng windows update để nâng cấp win lên bản mới nhất. Bản cập nhật thường đi kèm theo driver chuẩn của máy.
Okey, sau khi đã cài đặt xong Driver thì máy tính sẽ có biểu tượng dạng như thế này, tức là lúc này máy tính của bạn đã nhận được tín hiệu rồi đó.
4. Tắt chế độ tiết kiệm Pin khi sử dụng Wifi (Save Power)
Khi bật chế độ tiết kiệm pin, một số chức năng của laptop sẽ bị tắt đi để đảm bảo thời lượng dùng pin của máy, vì vậy các tính năng liên quan đến internet có thể bị tắt đi làm máy tính không kết nối được wifi.
Bạn có thể tắt chế độ này đi bằng cách:
+ Bước 1: chuột phải vào biểu tượng Internet trên thanh Taskbar => Open Network and Sharing Center => Change adapter settings để mở cửa số Network Connections
Hoặc cách 2 là mở hộp thoại Run (Windows + R) => nhập lệnh ncpa.cpl => nhấn Enter.
+ Bước 2: chuột phải vào biểu tượng Wifi mà bạn đang kết nối => chọn Properties
Ở dòng Client for Microsoft Networks => chọn Configure....
+ Bước 3: chuyển sang tab Power Management => tích bỏ chọn dòng Allow the computer to turn off this device to save power => nhấn OK để xác nhận.
5. Wifi bị lỗi chấm than màu vàng
Bạn có thể sửa lỗi này theo lần lượt 4 cách sau:
Cách 1: Xóa mạng wifi (Forget wifi) đang kết nối bằng cách chuột phải vào tên mạng và chọn Forget this network, sau đó kết nối lại và nhập lại mật khẩu
Cách 2: Làm mới địa chỉ IP:
- Dùng tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại RUN. Gõ lệnh cmd => Enter
- Trong cửa sổ cmd gõ lệnh ipconfig /release => Enter để xóa IP cũ
- Gõ lệnh ipconfig /renew để máy nhận IP mới.
Cách 3: Đặt IP tĩnh cho mạng
6. Lỗi Wifi Limited
Đây là lỗi phổ biến thường gặp, có chữ limited dưới tên wifi. Một số cách khắc phục:
1. Khởi động lại laptop sau đó thử kết nối lại.
2. chọn Forget this network để nhập lại mật khẩu
3. Thiết lập địa chỉ IP tĩnh cho laptop.
4. Khởi động lại TCP/IP.
Bạn hãy thực hiện như sau: Mở cửa sổ cmd với quyền quản trị => sử dụng lệnh sau:
netsh int ip reset
=> Nhấn Enter để thực hiện => sau đó khởi động lại máy tính.
5. Reset lại TCP/IP Autotunning
Bạn mở cmd với quyền quản trị => thực hiện từng lệnh dưới đây trong cửa sổ cmd:
netsh int tcp set heuristics disabled
netsh int tcp set global autotuninglevel=disabled
netsh int tcp set global rss=enabled
netsh int tcp show global
=> Sau mỗi lệnh ấn Enter để thực hiện => cuối cùng khởi động lại máy tính.
7. Reset modem wifi
Lỗi máy tính không kết nối được wifi có thể do sử dụng lâu ngày dẫn đến hoạt động không ổn định. Bạn chỉ cần tắt router đi, đợi 3-5 phút và khởi động lại là được
8. Quét và diệt virus
Một nguyên nhân không thể không nhắc đến khi máy tính không kết nối được wifi là do bị nhiễm virus. Các phần mềm độc có lẽ đã “ăn” mất một số file hệ thống hoặc chặn kết nối wifi của bạn.
Nếu laptop của bạn dùng từ win 8 hoặc win 10 thì bạn có thể tận dụng ngay Windows Defender có sẵn trong máy.
Ngoài ra để hạn chế khả năng máy bị dính virus, bạn nên hạn chế sử dụng phần mềm lậu, không rõ nguồn gốc hay truy cập các trang web không lành mạnh, web đen, web tươi mát
9. Cài lại Win
Một trong những nước cờ cuối cùng mà bạn có thể dùng để giải quyết vấn đề kết nối wifi của laptop đó là cài lại win và cài lại đầy đủ các driver wifi của máy.
Thực ra cài lại win cũng là biện pháp triệt để nhất và có thể xử lý gần như tất cả các vấn đề về phần mềm của máy.
10. Liên hệ BanLaptop.vn để được hỗ trợ
Nếu bạn đã thử tất cả các cách trên rồi, cài lại win và driver mà máy tính vẫn không kết nối được wifi thì nhiều khả năng máy bạn đã bị lỗi phần cứng Card Wifi.
Khi cần sửa Wifi Laptop, để tránh mất thời gian công sức và tiền bạc, hãy liên hệ ngay BanLaptop.vn theo các cách sau:
- Chat với tụi mình qua các Fanpage: BanLaptop.vn và Tường Chí Lâm Laptop
- Inbox ngay qua nút Messenger ở góc dưới màn hình
- Hotline: 0911390666 - 0865164697
Nếu bạn ở Hà Nội, bạn có thể ghé qua Tường Chí Lâm - Banlaptop.vn tại
- Cơ sở 1: 153 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội (Xem đường đi)
- Cơ sở 2: 35/1194 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Tường Chí Lâm chuyên phân phối Linh kiện Laptop chính hãng, giá rẻ và uy tín nhất Hà Nội
Follow Fanpage của bọn mình để theo dõi Tin tức Giải trí, Thủ thuật Công nghệ và Cập nhật Khuyến mãi, tặng quà Give Away, Mini-game... nhé! |
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.