Chắc chắn bạn đã không dưới một lần nghe về thuật ngữ Main, Mainboard, bo mạch chủ…. Vậy main máy tính là gì? motherboard là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu về main máy tính qua bài viết dưới đây nhé.
Định Nghĩa về main laptop? Motherboard là gì?
Mainboard hay còn được biết đến với rất nhiều những cách gọi khác nhau như main máy tính, motherboard, bo mạch chủ là một bảng mạch đóng vai trò trung gian giao tiếp của một bộ máy tính. Mainboard phân phối điện cho RAM, CPU và toàn bộ các thành phần thuộc phần cứng của laptop. Điều quan trọng nhất đó chính là Mainboard tạo ra mối liên kết giữa các thành phần đó lại với nhau.
Cấu tạo của main laptop là gì?
Mainboard có cấu tạo bao gồm các bộ phận cơ bản như sau:
Chipset (bao gồm chip cầu nam và chip cầu bắc): Chipset trong main server có vai trò rất quan trọng. Chipset sẽ đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ sau đó truyền tới CPU. Thiết bị này đảm bảo các card mở rộng và các thiết bị ngoại vi đều có thể giao tiếp được với CPU và các thiết bị khác.
BIOS: Đây là thiết bị ra/vào cơ sở rất quan trọng trong mỗi main server. Thiết bị này thiết lập các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được cắm trên một đế cắm dễ dàng tháo rời hoặc được liên kết hàn dán trực tiếp vào main server.
Socket: Thiết bị này là số chân cắm của CPU trên mainboard. Khi mua socket cho CPU bạn cần phải lưu ý sự tương thích với loại mà mainboard hỗ trợ.
CPU: Thường được cắm vào mainboard thông qua các đế cắm (socket) riêng biệt tùy theo từng loại CPU.
Hệ thống Bus: Hệ thống này cho thấy tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà main server hỗ trợ. Thường thì những bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn cả các VXL chạy ở bus thấp hơn.
Khe cắm ISA: Đây là khe cắm dùng để gắn thêm các bo mạch mở rộng như là bo mạch hình ảnh hoặc âm thanh. Loại khe cắm ISA hiện nay đã không còn được tích hợp trên bo mạch chủ đã lỗi thời.
Khe cắm PCI: Khe cắm PCI trên main server dùng để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như modem gắn trong, card âm thanh…
Bên cạnh đó, trên mainboard laptop còn chứa rất nhiều những bộ phận khác mà mỗi bộ phận vừa kết nối chặt chẽ với nhau vừa đóng vai trò độc lập tạo nên những hoạt động cho chiếc máy tính như là : Expansion slots, Heatsink, 3-pin case fan connectors, 4-pin power connector, inductor…
Trên thị trường có các loại main laptop nào?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều những loại mainboard khác nhau. Những thế hệ máy tính mới càng ra mắt thì chúng ta lại càng có nhiều cơ hội được tiếp xúc với các thế hệ mainboard hiện đại hơn.
Có thể điểm qua một vài loại mainboard như sau: AT, ATX, BTX, DTX, LPX, Full AT, Full ATS, microATX, NLX… Trong số đó, ATX là dòng bo mạch chủ được sử dụng phổ biến nhất khi nó được xuất hiện trong hầu hết các thiết bị máy tính hiện nay trên toàn thế giới.
Những thông số mainboard mà bạn cần biết
Để bạn có thể lựa chọn được một mainboard tốt và phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như bảo đảm tính ổn định trong quá trình làm việc với máy không phải là điều dễ dàng. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài thông số của bo mạch chủ mà bạn cần lưu tâm trong trường hợp muốn tìm kiếm mainboard cho laptop của mình.
Ví dụ: Đối với mẫu asus (Intel 915GV P5GL-MX, Socket 775/s/p 3.8Ghz/Bus 800/Sound & Vga, Lan onboard/Dual 4DDR400/PCI Express 16X/ 4 SATA/8 USB 2.0).
Thì ASUS Intel 915GV P5GL-MX là tên một mainboard (bo mạch chủ) mà hãng ASUS sản xuất.
S/p 3.8Ghz: Đây chính là tốc độ xung đồng hồ tối đa của CPU mà mainboard hỗ trợ. Hay nói cách khác: tốc độ tối đa mà mainboard hỗ trợ là 3.8Ghz.
PCI Express 16X: PCI Express là tên một loại khe cắm mới nhất hỗ trợ cho tốc độ giao tiếp dữ liệu nhanh nhất giữa card màn hình và bo mạch chủ. Con số 16X thể hiện băng thông giao tiếp qua khe cắm trên bo mạch chủ.
Bus 800: Thông số này chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà mainboard hỗ trợ. Thông thường bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn cả VXL chạy ở bus có tốc độ thấp hơn.
Sound & Vga, lan onboard: Mainboard này đã được tích hợp sẵn card màn hình, card âm thanh và card màn hình phục vụ cho việc kết nối giữa các máy tính lại với nhau.
Dual 4DDR400: Dull là viết tắt của Dual Channel, mang nghĩa là bo mạch chủ hỗ trợ chế độ chạy 2 thanh RAM song song với nhau. Trên bo mạch chủ này gồm 4 khe cắm bộ nhớ (RAM), hỗ trợ tốc độ giao tiếp 400Mhz. Dựa vào thông số này, bạn hoàn toàn có thể nâng cao tính đồng bộ và hiệu suất của máy bằng việc lựa chọn loại bộ nhớ với tốc độ thích hợp.
3PCI, 4SATA, 8 USB 2.0: Trên bo mạch chủ có 3 khe cắm PCI dùng để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như modem gắn trong, card âm thanh…
4SATA là 4 khe cắm SATA, là một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng. SATA thì nhanh hơn và ổn định hơn so với chuẩn giao tiếp IDE. Nếu bạn thấy trên mainboard có ghi dòng là ATA66, ATA100, ATA133 thì đó chính là dấu hiệu để nhận ra bo mạch chủ có hỗ trợ chuẩn đĩa cứng IDE.
8 USB 2.0 nghĩa là có 8 cổng cắm USB 2.0 được hỗ trợ trên bo mạch chủ.
Bài viết trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ giúp bạn hiểu hơn main laptop. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc main laptop là gì, cũng như hiểu được các thông số trên mainboard, những loại mainboard trên thị trường hiện nay.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.