Bạn đang muốn tìm hiểu về ổ cứng máy tính? Bạn có nhu cầu tìm mua ổ cứng máy tính nhưng chưa rõ thiết bị này có chức năng gì?
Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết cho bạn về ổ cứng máy tính là gì. Bên cạnh đó, BanLaptop.vn cũng sẽ giúp bạn lựa chọn ổ cứng phù hợp nhất với máy tính của bạn.
Ổ Cứng Máy Tính là gì?
Ổ Cứng Máy Tính là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trong máy tính. Nó như một chiếc két sắt giúp người dùng cất trữ thông tin, dữ liệu một cách an toàn.
Thiết bị này thường được nhà sản xuất lắp sẵn trong máy tính. Và chúng ta chỉ có thể lưu trữ dữ liệu với một dung lượng nhất định. Khi muốn lưu trữ thêm, mà không muốn xóa dữ liệu cũ, người dùng sẽ phải mua thêm ổ cứng nữa để lắp vào máy.
Thông thường để lắp thêm ổ cứng cho máy tính, mọi người thường lắp trực tiếp vào bảng mạch chủ trong máy hoặc gắn ngoài (cơ chế giống như một chiếc USB vậy).
Thế nhưng dù là cách lắp nào đi nữa thì chúng ta cũng cần phải quan tâm tới những con số sau.
Các thông số quan trọng nhất của ổ cứng
Như chúng ta đã nói ở trên, ổ cứng máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu trong máy tính. Từ chức năng này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy 2 thông số quan trọng nhất của ổ cứng máy tính.
Đó là dung lượng và tốc độ xử lý dữ liệu.
Dung lượng
Dung lượng ổ cứng là số lượng dữ liệu mà người dùng có thể lưu trữ được. Ngày nay, các ổ cứng có dung lượng dao động từ 120GB đến cả 1, 2 TB.
1 Gigabyte có thể lưu trữ được nội dung của số lượng sách có độ dài khoảng gần 10 mét khi xếp trên giá. Laptop ngày nay có ổ cứng tối thiểu đạt 120GB.
1 Terabyte có thể lưu trữ khoảng 1 video chất lượng cao có thời lượng khoảng 300 giờ hoặc 1.000 bản copy của cuốn sách Bách khoa toàn thư Britannica.
>>> XEM THÊM: Tổng Quan Về Dữ Liệu Máy Tính Và Các Đơn Vị Đo Lường Dữ Liệu
Tốc độ xử lý dữ liệu
Tốc độ xử lý dữ liệu là tốc độ đọc/ ghi của ổ cứng. Bao gồm tốc độ đọc/ ghi tuần từ và ngẫu nhiên.
Bạn có thể hiểu tốc độ xử lý dữ liệu của máy tính là mức độ nhanh, chậm của máy khi người dùng lưu dữ liệu và lấy dữ liệu ra để sử dụng.
Phân loại ổ cứng máy tính
Có hai loại ổ cứng cho máy tính. Đó là HDD và SSD.
Ổ cứng HDD
HDD viết tắt của Hard Disk Drive hay còn gọi là ổ đĩa cứng. Đây là thiết bị bán dẫn dùng để lưu trữ dữ liệu trên máy tính.
Ổ cứng HDD là loại bộ nhớ non-volatile (không thay đổi), điều này có nghĩa là khi người dùng ngừng cung cấp nguồn điện thì dữ liệu trong máy vẫn không mất đi.
Ngay từ tên gọi chúng ta đã phần nào đoán được cấu tạo của thiết bị này. Ổ đĩa cứng HDD được cấu thành từ nhiều bộ phận. Bao gồm ổ đĩa, trục quay, cụm đầu đọc/ghi, đầu giao tiếp với máy tính và đầu cắm nguồn.
Phần quan trọng nhất trong đó là cụm đĩa cứng và đầu từ đọc/ghi.
Một ổ cứng HDD thực chất lại có nhiều đĩa cứng xếp chồng lên nhau. Các đĩa này làm từ nhôm hoặc hợp chất gốm thủy tinh. Trên bề mặt đĩa, nhà sản xuất phủ lên một lớp từ tính. Đây cũng là nơi thông tin được lưu trữ.
Dữ liệu nhập vào sẽ được ghi lại trên các đường tròn đồng tâm Track, tập hợp Track có cùng bán kính gọi là Cylinder. Mỗi Track gồm nhiều điểm từ tính nhỏ gọi là Sector, mỗi Sector có thể ghi được 512 Byte dữ liệu.
Ban đầu các hạt từ tính được phủ trên bề mặt đĩa không có hướng. Khi được cung cấp năng lượng, ổ đĩa từ quay quanh trục, lúc này đầu đọc sẽ lướt trên mặt đĩa và định hướng, sắp xếp lại các hạt từ. Tín hiệu điện được ghi lại ở dạng tín hiệu số 0 và 1.
Để phát lại tín hiệu đã ghi, đầu từ lướt theo đường Track đã được ghi dữ liệu, xung điện được tạo ra sẽ khuếch đại để lấy lại tín hiệu ban đầu.
>>>XEM THÊM: Đặc điểm của ổ cứng HDD
Ổ cứng SSD
SSD viết tắt của Solid State Drive, tạm dịch là thiết bị lưu trữ thể rắn. Đây là thiết bị lưu trữ thể rắn sử dụng các cụm mạch tích hợp để lưu trữ dữ liệu liên tục, thường sử dụng bộ nhớ flash và hoạt động như bộ nhớ thứ cấp trong hệ thống lưu trữ máy tính.
Giống như HDD, SSD cũng là loại bộ nhớ non-volatile (không thay đổi). Tuy nhiên, cách hoạt động của SSD lại khác hoàn toàn HDD.
SSD sử dụng tấm các ô điện để gửi và nhận dữ liệu một cách nhanh chóng. Các tấm được chia thành từng phần riêng biệt gọi là “trang” và dữ liệu sẽ chỉ được ghi lại vào những trang còn trống. Cũng vì vậy mà dữ liệu không thể ghi đè trong ổ cứng SSD.
>>>XEM THÊM: Ổ cứng SSD là gì? Bạn có thực sự hiểu biết về ổ cứng SSD?
Nên sử dụng SSD hay HDD?
Được rồi, vậy là sẽ có 2 loại ổ cứng là SSD và HDD. Thế nhưng, bạn đang thắc mắc mình nên sử dụng SSD hay HDD phải không?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần so sánh sự khác biệt giữa 2 loại này.
BanLaptop.vn đã viết hẳn 1 bài riêng với một bảng so sánh, phân tích chuyên sâu. Bạn có thể tìm đọc tại đây: So sánh hai loại ổ cứng SSD và HDD
Về cơ bản thì SSD có tốc độ xử lý dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với HDD. Lý do là bởi cơ chế hoạt động của loại ổ cứng này. Dữ liệu sẽ được ghi thẳng vào các trang trên SSD, trong khi với HDD, nó sẽ mất thời gian quay ổ đĩa đến vùng không gian trống để lưu trữ dữ liệu.
Thế nhưng khả năng lưu trữ của SSD lại kém xa HDD. SSD có dung lượng cao nhất khoảng 4TB. Còn HDD thì con số này lên đến 10TB.
Vậy, nên sử dụng SSD hay HDD? Điều đó tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả của bạn.
Nếu bạn muốn sở hữu một máy tính có tốc độ xử lý nhanh, có độ cơ động cao thì nên sử dụng ổ cứng SSD.
Còn nếu bạn cần lưu trữ nhiều dữ liệu để học tập, nghiên cứu hay làm việc. Thì mình khuyên bạn nên cân nhắc ổ đĩa cứng HDD. Chưa hết, giá mua HDD cũng rẻ hơn SSD nữa.
Tại sao không phải cả hai?
Khoan đã! Tại sao bạn không kết hợp cả hai loại ổ cứng này vào máy tinh nhỉ? Nếu máy tính của bạn đang có sẵn ổ đĩa cứng HDD thì hãy sắm ngay một chiếc SSD. Hoặc ngược lại.
Đúng vậy, các dòng máy tính ngày nay có thể sử dụng song song cả SSD lẫn HDD.
Bạn lưu trữ các dữ liệu cần độ phản hồi nhanh vào ổ SSD. Ví dụ như các phần mềm chỉnh sửa đồ họa, kỹ thuật. Ngoài ra, SSD còn giúp máy khởi động nhanh hơn nữa.
Còn HDD dùng để lưu dữ liệu lớn như phim ảnh, tài liệu học tập, nghiên cứu. Ưu điểm của loại ổ cứng này là giá thành rẻ. Chỉ với số tiền không quá cao là bạn đã có thể sở hữu một lượng không gian lưu trữ cực lớn. Và nó lớn hơn rất nhiều so với ổ SSD cùng mức giá.
Follow Fanpage của bọn mình để theo dõi Tin tức Giải trí, Thủ thuật Công nghệ và Cập nhật Khuyến mãi, tặng quà Give Away, Mini-game... nhé! |
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.