Thiết bị điện tử ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng ngày một tăng cao thì những cụm từ như ổ cứng rắn, ổ cứng SSD ngày càng trở nên quen thuộc. Bạn có thể đã nghe rất nhiều lần về SSD nhưng liệu bạn có thực sự hiểu nó?
1. Ổ cứng SSD là gì?
SSD viết tắt của Solid State Drive là ổ cứng bán dẫn hay còn gọi là ổ cứng thể rắn dùng cho laptop, máy tính. Thay vì ghi dữ liệu lên các phiến đĩa như HDD, các con chip bộ nhớ flash của SSD kết hợp với nhau giữ lại dữ liệu ngay cả khi không được cung cấp nguồn năng lượng.
Với ưu điểm vượt trội về tốc độ xử lý, ổ cứng SSD ngày càng được sử dụng phổ biến đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
2. Cấu tạo của ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD cơ bản được cấu thành từ nhiều chip nhớ Flash không thay đổi có tên là Non-volatile Memory. Loại chip này được gắn cố định trên bo mạch chủ hoặc PCI/PCIe nên dữ liệu sẽ được truy xuất với tốc độ tối đa ngay khi gặp phải hiện tượng phân mảnh.
SSD sử dụng tấm các ô điện để gửi và nhận dữ liệu một cách nhanh chóng. Các tấm được chia thành từng phần riêng biệt gọi là “trang” và dữ liệu sẽ chỉ được ghi lại vào những trang còn trống. Cũng vì vậy mà dữ liệu không thể ghi đè trong ổ cứng SSD.
Thoạt nhìn những con chip trên SSD tương tự những con chip flash bên trong USB nhưng thực tế thì hai loại này hoàn toàn khác nhau. Không chỉ khác nhau về chủng loại, chip trên SSD cũng có tốc độ ghi nhanh hơn và độ tin cậy cao hơn.
Ổ cứng SSD bao gồm các bộ đệm, hiệu chỉnh, điều khiển vi mô và mô-đun giao diện flash.
3. Có những loại ổ cứng SSD nào?
Về cơ bản, có thể chia ổ cứng SSD thành 3 loại:
SLC (Single-layer Cell) - Ổ cứng SSD ô đơn cấp là loại cơ bản nhất SSD. Mặc dù trên mỗi ô nhớ của SLC chỉ có thể lưu trữ được 1 bit dữ liệu, nhưng đổi lại nó lại hoạt động ổn định, độ bền cao và ít bị lỗi hơn những loại khác. Ổ cứng SLC thường được sử dụng trong các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn.
MLC (Multi-layer Cell) - Ổ cứng SSD ô đa cấp, tuy gọi là “đa” nhưng trên thực tế loại ổ cứng này chỉ có thể lưu trữ 2 bit dữ liệu trên mỗi ô nhớ. Việc cần nhiều thời gian để ghi khiến cho tốc độ xử lý của nó chậm hơn SLC. Bên cạnh đó độ bền và độ tin cậy cũng không được đánh giá cao bởi quá trình ghi vào bộ nhớ flash xảy ra thường xuyên.
TLC (Triple-layer Cell) - Ổ cứng SSD ô ba cấp ghi được tối đa 3 bit vào mỗi ô nhớ. Tốc độ, độ tin cậy và độ bền không bằng SLC và MLC nhưng không có nghĩa là nó không tốt. Với dung lượng lớn và thời gian tồn tại lâu, đây là loại ổ cứng SSD thông dụng nhất hiện nay.
4. Sự khác biệt giữa SSD và HDD
Nếu ổ cứng HDD là loại truyền thống thì SSD là ổ cứng rắn mới và đang ngày càng phổ biến. Mặc dù SSD và HDD đều là thiết bị điện tử dùng để lưu trữ thông tin nhưng giữa chúng vẫn tồn tại những điểm khác biệt.
- Tốc độ
Tốc độ xử lý thông tin của ổ cứng SSD nhanh vượt trội so với HDD do sự khác nhau trong cách thức hoạt động của chip nhớ flash và đĩa từ cơ học. Bạn chỉ mất vài giây để khởi động máy khi sử dụng ổ cứng SSD. Nhưng cùng với thao tác đó, với máy tính sử dụng ổ cứng HDD thời gian có thể lên đến 1 phút hoặc nhiều hơn. Tốc độ đọc và ghi của SSD khoảng từ 80MB đến 300MB, còn HDD thì dưới 100MB.
- Sự phân mảnh
Trong ổ cứng HDD, dữ liệu được đọc và ghi trên đĩa kim loại phủ từ tính khi ổ đĩa quay. Nếu các dữ liệu nằm rải rác trên đĩa sẽ diễn ra hiện tượng phân mảnh, tốn rất nhiều thời gian để đọc và ghép chúng lại. Tình huống này sẽ không xảy ra nếu sử dụng ổ cứng SSD vì dữ liệu được load đồng loạt ở nhiều chip nhớ liên kết nhau.
- Độ an toàn dữ liệu
Do nguyên lý hoạt động cơ học nên ổ cứng HDD gặp một số vấn đề trong đảm bảo an toàn thông tin. Các linh kiện, đầu đọc của loại ổ cứng này dễ bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài như rung, lắc, va đập,... Trong khi đó, các chip nhớ của ổ cứng SSD hoạt động không cần đến chuyển động. Trường hợp một chip bị hỏng, dữ liệu sẽ được back up và chuyển sang các chip còn lại. Rõ ràng ổ cứng SSD chiếm ưu thế hơn về đảm bảo an toàn.
- Giá cả
Mặc dù thời gian gần đây, ổ cứng SSD đã có sự cải thiện về giá. Nhưng hiện tại, ổ cứng rắn cùng dung lượng với HDD giá của nó vẫn đắt hơn từ 3 - 4 lần. Sự hạn chế về giá này ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ phổ biến của ổ cứng SSD trên thị trường.
5. Một số lưu ý khi sử dụng ổ cứng SSD
Để nâng cao hiệu quả sử dụng lẫn tuổi thọ của ổ cứng SSD,cần lưu ý một số điểm sau:
Hạn chế xóa dữ liệu trên ổ cứng: Đối với người dùng đặc biệt là editor, designer, trong quá trình làm việc sẽ thực hiện rất nhiều thao tác ghi và xóa hình ảnh, video, nhạc. Điều đó sẽ làm giảm số lần đọc, ghi của ổ cứng SSD. Nếu có thể bạn nên hạn chế những thao tác này để kéo dài thời gian sử dụng ổ cứng SSD.
Không sử dụng công cụ mặc định của Window để chống phân mảnh: Những công cụ mặc định của Window chủ yếu dùng cho ổ cứng HDD, nếu dùng nó cho SSD sẽ dễ xảy ra tình trạng không tương thích.
Ổ cứng là một bộ phận không thể thiếu đối với bất cứ thiết bị điện tử nào, đặc biệt là máy tính. Với tính năng vượt trội và công nghệ lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay, ổ cứng SSD dường như lựa chọn hoàn hảo giúp cải thiện hiệu quả làm việc của bạn.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.