Cấu tạo của pin laptop gồm 3 phần: Vỏ pin, cell pin và mạch bảo vệ.
Trong đó cell pin có vai trò lưu trữ điện, còn mạch bảo vệ phụ trách tính an toàn của pin laptop.
1. Vỏ pin laptop
Vỏ pin laptop là một phần thân ngoài của pin laptop. Vỏ pin laptop không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ mạch và cell pin bên trong mà còn mang tính thẩm mỹ không thể thiếu. Chính vì thế mỗi dòng laptop sẽ được thiết kế một vỏ pin riêng phù hợp cho từng loại máy.
Chúng tạo thành một khối gắn kết chặt chẽ với nhau như chúng ta vẫn thường thấy. Vỏ pin cũng là nơi để nhà sản xuất in nhãn hiệu và tham số của pin ví dụ như: Điện thế, mã pin, công suất pin….
Mỗi một loại vỏ pin sẽ được gắn vào vỏ máy tương ứng, đừng dại chơi trội bằng cách lấy “ râu ông này, cắm cằm bà kia” nhé.
2. Cell pin
Cell pin là các viên pin nhỏ bên trong pin laptop. Cell pin là thành phần quan trọng quyết định chất lượng pin của bạn tốt hay.
Như chúng ta đã biết trên pin laptop thường được nhà sản xuất ghi các thông số như là 4 cell, 6 cell, 9 cell hoặc 12 cell. Cell pin thực chất là một cục pin li-ion được hàn chặt lại với nhau thành từng cặp một mắc nối tiếp hoặc song song.
Mỗi một cell pin là 1 cục pin Li-ion hình trụ đường kính 18mm, cao 65mm, điện thế 3,6 - 3,7V, dung lượng 2200 - 2600mah
Ví dụ: Pin laptop của bạn có thông số là 6cell thì bạn có thể dùng được từ 2 giờ đến 2 giờ 30 phút.
Cell pin là thành phần rất dễ hư hỏng, mỗi một lần chúng ta xả sạc sẽ dẫn đến việc suy giảm dung lượng của cell, chính vì thế chất lượng cell ảnh hưởng trực tiếp
Cell pin là thành phần dễ hư hao, mỗi lần chúng ta sạc xả sẽ dẫn đến suy giảm dung lượng của cell, vì vậy chất lượng cell ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của pin laptop.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy pin laptop của bạn cần phải thay:
- Dung lượng pin laptop tụt giảm nhanh ( ví dụ: 40% xuống còn 10%)
- Pin sạc không đầy 100%
- Laptop đang sử dụng đột ngột tắt máy.
>>> Xem thêm: Tuổi thọ của pin laptop
3. Mạch bảo vệ
Thành phần quan trọng và phức tạp nhất trong cấu tạo pin laptop chính là mạch pin. Cũng giống như vỏ pin, mỗi một mạch pin sẽ được sản xuất cho những dòng máy khác nhau.
Chức năng chính của mạc pin là tính toàn và kiểm soát dung lượng pin cũng như là khả năng sạc pin, giúp bạn không sạc quá đầy pin, không xả pin xuống quá thấp hoặc bảo vệ pin khi phần tải bị đoản mạch.
Thông số của bản mạch bảo vệ như sau:
- Chống xả pin quá ngưỡng 2.5V
- Chống sạc pin đầy khi điện áp vượt ngưỡng 4.26V (mạch sẽ ngắt pin ra khỏi nguồn sạc và đóng mạch trở lại khi bạn ngừng sạc).
- Ngắt tải khi quá dòng tiêu thụ cho phép hoặc đoản mạch (dòng xả max 4A).
- Dòng dò là 4uA, điện áp rời trong mạch tại 1A - 2.9V là khoảng chừng 30mV.
Không giống như cell pin có thể thay thế được dễ dàng, mạch bảo vệ của dòng máy nào thì chỉ tương ứng với dòng máy ấy mà thôi.
>>>Gợi Ý Dành Riêng Cho Bạn:
Pin Laptop 3 Cell dùng được bao lâu?
TOP 10 nguyên nhân khiến Laptop nhanh hết Pin và cách khắc phục
Pin laptop có cấu tạo như thế nào?
Hướng dẫn sửa lỗi laptop không nhận pin
Các cách khắc phục lỗi pin laptop không nhận sạc
Cách Kiểm tra Pin Laptop trên Windows 7 (không cần tải phần mềm)
Pin dự phòng laptop là gì? Một số lưu ý khi chọn mua pin dự phòng cho laptop
Follow Fanpage của bọn mình để theo dõi Tin tức Giải trí, Thủ thuật Công nghệ và Cập nhật Khuyến mãi, tặng quà Give Away, Mini-game... nhé! |
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.