Wi-Fi là thiết bị kết nối Internet không dây tiện ích và rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sử dụng wi-fi đều gặp phải những sự cố đáng tiếc này, đó là lỗi Limited Access (chấm than vàng).
Sự cố này thường gây khó chịu đối với rất nhiều người, nó thường gây gián đoạn công việc cũng như thời gian giải trí của mọi người.
Vậy nguyên nhân do đâu mà wi-fi (kết nối mạng không dây) lại bị xảy ra lỗi này? Và cách khắc lỗi như nào?
Bài viết dưới đây, Tường Chí Lâm laptop sẽ chỉ ra cho các bạn nguyên nhân gây sự cố này, và hướng dẫn cụ thể, chi tiết nhất giúp bạn khắc phục được sự cố, nhanh chóng truy cập được mạng.
1. Nguyên nhân wifi bị Limited Access (chấm than vàng)
Nếu bạn sử dụng win 10 thì tại icon wifi dưới góc màn hình bên phải sẽ hiện lên dấu chấm than vàng. Sự cố này xảy ra chủ yếu do xung đột IP hoặc do có quá nhiều người dùng cùng lúc kết nối wifi dẫn đến mạng bị limited.
2. Cách khắc phục wifi bị Limited Access nhanh chóng (chấm than vàng)
Hiện nay có rất nhiều cách khắc phục sự cố wifi bị chấm than vàng. Dưới đây là các cách tự khắc phục đơn giản mà mình tổng hợp lại cũng như thử nghiệm mỗi khi xảy ra lỗi tại chính máy của mình.
1) Khởi động lại thiết bị wifi
Bạn hãy tắt nút nguồn hoặc rút dây cắm nguồn của thiết bị wifi, rồi đợi khoảng 30s thì bật lên hoặc cắm lại vào.
(Lưu ý: Tắt nguồn moden hoặc rút phích từ nguồn chứ không phải reset lại wi-fi, vì reset thì lại cần phải cấu hình wi-fi)
Sau khi đã bật lên, bạn tiếp tục chờ đợi 1-2 phút để thiết bị khởi động. Sau đó, bạn kiểm tra lại kết nối Internet xem đã được chưa?
Nếu được thì biểu tượng mạng sẽ không còn xuất hiện chữ Limited hoặc “dấu chấm than vàng”. Ngược lại, kết nối mạng vẫn bị lỗi trong khi kiểm tra các kết nối khác vẫn bình thường thì rất có thể thiết bị của bạn bị xung đột địa chỉ IP. Để khắc phục sự cố này, bạn cần thiết lập IP tĩnh theo hướng dẫn dưới đây.
2) Thiết lập IP tĩnh
Các bước thiết lập IP tĩnh (Obtain) cho máy tính như sau:
Bước 1: Nhấn chuột phải vào biểu tượng mạng trên thanh công cụ, chọn Open Network & Internet Settings
Bước 2: Chọn Network And Sharing Center
Bước 3: Chọn Change Adapter Settings
Bước 4: Click chuột phải vào mạng wifi đã kết nối, chọn Properties
Bước 5: Click đúp con trỏ chuột vào Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)
Khi giao diện mới hiển thị, chúng ta sẽ chọn vào mục Use the following IP address để thiết lập IP tĩnh bằng cách điền các thông số như sau:
- IP Address: Người dùng nhập 192.168.1.X (trong đó X là số từ 2 đến 254 bạn có thể tùy chọn số để nhập, ví dụ mình nhập 192.168.1.25)
- Subnet mask: Máy mặc định là 255.255.255.0
- Default gateway: Bạn nhập 192.168.1.1
Ở phần Use the following DNS server addresses chúng ta sẽ điền các thông số như sau:
- Preferred DNS server: 8.8.8.8
- Alternate DNS server: 8.8.4.4
(Lưu ý: Đây là DNS của google bạn cũng có thể thiết lập nếu như không thể truy cập vào Facebook khi bị chặn)
Sau khi đã điền các thông số xong, bạn chọn OK để hoàn tất.
Chú ý: Nếu máy tính của bạn đã cài IP tĩnh rồi thì bạn chuyển sang IP động bằng cách tick vào nút Obtain an IP address automatically và kết nối lại wifi xem sao. Nếu chưa được thì các bạn thao tác đặt lại IP tĩnh khác theo các bước của IP tĩnh ban đầu là được.
3) Tuỳ chỉnh lại Wireless Adapter
Bước 1: Mở hộp thoại RUN.
Bước 2: Gõ theo lệnh dưới đây và nhấn Enter.
powercfg.cpl
Một giao diện cửa sổ Power Options mới xuất hiện, bạn nhấn chọn vào Change plan settings.
Tại cửa sổ mới hiện ra, bạn nhấn vào dòng Change advanced power settings.
Một cửa sổ mới xuất hiện ra, bạn tiến hành kéo xuống và tìm Wireless Adapter Settings.
Bạn nhấn vào dấu cộng (+) tại Power Saving Mode và thay đổi nó thành Maximum Performance. Cuối cùng, nhấn OK và Apply để lưu lại thiết lập mới.
4) Gỡ bỏ và cài đặt lại Driver cho Wi-fi Laptop
Bước 1: Bạn cần mở giao diện quản lý Driver bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R hoặc bạn có thể gõ “run” trong phần Search box ở thanh Taskbar để mở hôp thoại RUN.
Bước 2: Hãy nhập lệnh dưới đây và Enter:
devmgmt.msc
Hoặc bạn cũng có thể chọn chuột phải vào biểu tương This PC >> Chọn Manage. Nếu như Windows 10 của bạn không xuất hiện biểu tượng This PC ở ngoài Desktop, bạn có thể vào mục folder ở dưới thanh cộng cụ và tìm biểu tượng This PC ở bên trái thư mục Folder
Trong giao diện quản lý Driver – Device Manager, bạn hãy tìm đến mục có dòng chữ Network adapters. Sau đó, nhấn vào mũi tên xuống và click chuột phải vào dòng Realtek PCIe PE…. hoặc Broadcom, Atheros… >> Nhấn Uninstall.
Bước 3: Sau khi đã gỡ bỏ thành công, bạn click chọn biểu tượng Scan for hardware changes như hình dưới đây.
Ngay lập tức, máy tính sẽ tiến hành quét và cài đặt lại tự động Driver Wi-fi mà bạn vừa gỡ bỏ.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.