Nếu bạn đang là sinh viên chuyên ngành lập trình nói riêng và công nghệ thông tin (IT) nói chung thì laptop là một tài sản vô cùng quan trọng phục vụ trong công việc học tập. Vậy học chuyên ngành IT cần lựa chọn laptop như thế nào để học tập và làm việc sao cho hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho các bạn những điểm cần lưu tâm khi chọn laptop cho sinh viên học lập trình và những loại máy tính nào tốt cho chuyên ngành IT mà bạn không nên bỏ lỡ.
Những lưu ý khi chọn laptop cho sinh viên học lập trình
1. RAM (Random Access Memory)
RAM(bộ nhớ tạm) là một trong những phần cứng quan trọng trong việc lựa chọn laptop cho sinh viên học IT. Để lập trình được hiểu quả nhất, bạn nên chọn một thanh RAM với dung lượng lưu trữ càng lớn càng tốt.
Một máy tính xách tay RAM tối thiểu phải là 8GB, còn đối với nhu cầu phát triển ứng dụng trò chơi hoặc VR thì phải từ 16GB trở lên vì hầu hết các ứng dụng này trong giai đoạn hình thành thường phải sử dụng môi trường máy ảo để test. Điều này bắt buộc bộ nhớ RAM phải đủ lớn để các máy ảo đó có thể hoạt động độc lập như một máy tính thứ 2 liên kết với máy chủ.
Chưa kể đến việc khi hoàn thành xây dựng một chương trình từ các đoạn code thì máy sẽ ngốn một lượng băng thông tương đối là khủng trên RAM. Và nếu bạn sử dụng những công cụ dùng để code như visual studio thì lời khuyên cho bạn ở đây chính là nên đầu tư một chiếc laptop với dung lượng RAM là 16GB.
2. CPU (Central Processing Unit)
Bên cạnh RAM thì CPU cũng khá quan trọng mà bạn nên ưu tiên hàng đầu khi chọn mua laptop cho sinh viên IT.
Như đã biết, tốc độ xử lý của máy tính liên quan mật thiết tới thời gian biên dịch. Đối với việc lập trình, bạn thường phải làm việc đa nhiệm, phải mở rất nhiều tap cùng một lúc. Chính vì thế, bộ xử lý đa luồng là yếu tố bắt buộc lúc này.
Lời khuyên cho bạn ở đây là một CPU với bộ xử lý là core i5 sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất. Nếu như bạn có đủ tài chính, thì bạn cũng có thể đầu tư bộ xử lý core i7.
3. Bộ nhớ lưu trữ và tản nhiệt
Bộ nhớ lưu trữ tốc độ cao sẽ làm tăng tốc thời gian đọc và ghi dữ liệu trên đĩa, từ đó làm tăng hiệu năng của chương trình.
Việc lắp ghép thêm bộ nhớ SSD vào laptop sẽ làm cho tốc độ và năng suất làm việc của máy tính tăng lên một cách đáng kể. Đặc biệt, với chuyên ngành IT, việc sử dụng bộ nhớ lưu trữ SSD để lập trình các phần mềm là điều rất cần thiết nhằm giúp tăng tốc độ xử lý của laptop lên một cách tối đa.
Tốt nhất là bạn nên đầu tư cho máy tính của mình một ổ SSD 256GB. Một khi tốc độ xử lý dữ liệu nhanh hơn gấp 6 đến 8 lần, thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc code. Bên cạnh đó, còn giúp bạn giữ chặt được luồng ý tưởng liền mạch nhau mà không sợ bị gián đoạn bởi các tình trạng đơ, lag hay build một ứng dụng quá lâu.
Laptop cho sinh viên học lập trình thì cần phải có chế độ tản nhiệt tốt, bởi máy tính của bạn phải chạy những phần mềm khá năng trong một thời gian dài. Nếu máy bị nóng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng các linh kiện bên trong của máy.
4. Card đồ họa và màn hình
Thật ra việc sử dụng card đồ họa đối với sinh viên chuyên học lập trình là không cần thiết. Nếu như các bạn muốn khám phá thêm về phát triển ứng dụng game thì có thể lựa chọn card đồ họa rời với dung lượng khoảng 2GB hoặc 4GB là ổn.
Ngoài ra, bạn có thể chọn các dòng máy có kích thước màn hình lớn, điều này cho phép bạn thực hiện viết code trong nhiều cửa sổ trên cùng một màn hình máy. Mặt khác, do yếu tố công việc đòi hỏi bạn phải làm việc trong một khoảng thời gian dài, vậy nên lựa chọn một màn hình có kích thước lớn là điều cần thiết. Giúp cho bạn trong quá trình làm việc không bị mỏi mắt và đọc code, sửa lỗi code cũng trở nên dễ dàng hơn.
Top 3 Laptop mà sinh viên học lập trình nên mua
1. Laptop Lenovo ThinkPad E570 Notebook
Với những ai đang tìm kiếm một chiếc laptop giá rẻ và tốt trong công việc học lập trình thì laptop Lenovo ThinkPad E570 Notebook là một sự lựa chọn hợp lý nhất.
Lập trình viên luôn thích làm việc hiệu suất và tốc độ. Laptop Lenovo ThinkPad W570 Notebook này có tất cả những tính năng mà những lập trình viên cần đến. Sự kết hợp của Intel core i5 và DDR4 12GB cho phép máy tính dễ dàng xử lý khi lập trình hoặc chơi các loại game nặng.
Đây là một trong số ít những chiếc laptop dành cho sinh viên lập trình có RAM 12GB + 128GB SSD + 1TB HDD, có thể nói đây là một sự kết hợp để giải quyết mọi nhu cầu trong một chiếc laptop.
2. Laptop Dell XPS15
Laptop Dell XPS15 bao gồm các tính năng đầy đủ, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của lập trình viên hiện nay.
Laptop này có bộ xử lý lõi tứ thế hệ thứ 7 intel core i7 - 7700HQ. Bộ xử lý này là hoàn hảo cho các bạn sinh viên chuyên ngành lập trình học tập trong mảng blockchain và nghiên cứu an ninh mạng.
Ngoài ra, Laptop Dell XPS15 nổi bật lên với màn hình viền mỏng và tấm nền XPS, tính di động cao, tuổi thọ pin bền với lập trình đa tác vụ, máy chạy khỏe và hiệu quả cho việc sử dụng tất cả các máy ảo.
3. Laptop Acer Aspire E15
Nếu bạn là sinh viên chuyên ngành lập trình và phải code trên nền tảng Android Studio, Visual studio hoặc là trên PostgreSQL thì Laptop Acer Aspire E15 là một lựa chọn phù hợp nhất.
Acer Aspire E15 có bộ xử lý i5 - 7200U 2.5GHz và nó còn có thể mở rộng lên 3.1GHz. Bạn cũng có thể nâng cấp SSD cho máy một cách dễ dàng vì có có tới tận 2 khe cắm liền.
Không chỉ phù hợp với các lập trình viên website, lập trình viên c# mà với cpu geforce 940MX của NVIDIA tích hợp trong máy Acer Aspire còn cho phép chạy mượt mà bất kỳ ứng dụng yêu cầu đồ họa nào.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.